Định cư và làm việc ở nước ngoài: Vì sao nên chọn Việt Nam?

Hàng năm, tổ chức Expat Insider đều công bố bảng xếp hạng các điểm đến tốt nhất trên thế giới dành cho người nước ngoài, và một lần nữa, vào năm 2018, Đông Nam Á đã thể hiện sức hấp dẫn đáng kinh ngạc của mình bằng việc có rất nhiều quốc gia trong khu vực lọt top.

Nhờ vào nghiên cứu này, rất nhiều người có máu phiêu lưu đã quyết định nên chọn đất nước nào làm nơi dừng chân cho mình. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này, cụ thể là về môi trường sống và làm việc dành cho người nước ngoài ở đất nước Việt Nam nhé.

Dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá một quốc gia là đáng sống đối với người nước ngoài?

Theo một nghiên cứu dựa trên bảng trả lời khảo sát của khoảng 18.135 người nước ngoài thuộc 178 quốc tịch và trải dài trên 187 quốc gia, cũng như kết hợp với các ý kiến ​​về các khía cạnh cơ bản trong cuộc sống, thì các tiêu chí dùng để đánh giá bao gồm :

  • Chất lượng cuộc sống: Giải trí, mức độ hạnh phúc, du lịch và vận chuyển, sức khỏe, an ninh, khả năng tiếp cận công nghệ.
  • Khả năng thích nghi với môi trường mới: Các mối quan hệ bạn bè, cảm giác thân thuộc, ngôn ngữ
  • Công việc: môi trường kinh tế, sự đảm bảo về công ăn việc làm, cơ hội thăng tiến
  • Cuộc sống gia đình: giáo dục, sự sung túc
  • Tài chính cá nhân : lương bổng, tiết kiệm
  • Sự hài lòng chung

Đông Nam Á, một điểm đến yêu thích của người nước ngoài

Bảng xếp hạng năm 2018 của Expat Insider bao gồm 68 quốc gia , trong đó các quốc gia Đông Nam Á chiếm những vị trí gần như đầu bảng.

Châu Á có 2 quốc gia lọt top 10 là Đài Loan (# 2) và Singapore (# 5) và tổng cộng 5 quốc gia trong top 20, chưa kể Philippines ở vị trí thứ 28. Các quốc gia Đông Nam Á đã bỏ xa các đối thủ ở Đông Bắc Á (Hàn Quốc # 41, Nhật Bản # 42, Trung Quốc # 55, Hồng Kông # 56) và xếp hạng cao hơn các quốc gia giàu có của Châu u (Pháp # 34, Đức # 36, Vương quốc Anh # 56).

Việt Nam là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn trải nghiệm cuộc sống xa xứ

Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng… Việt Nam đứng ở vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng mà chúng ta vừa nhắc đến.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích về những ưu điểm khi sống tại Việt Nam, vì sao đất nước này lại hấp dẫn đến thế, cũng như một vài điểm trừ cần được cải thiện, dưới góc độ nhìn nhận của những người nước ngoài đến từ khắp nơi trên thế giới.

Tại sao nên sống ở Việt Nam? – những điểm tích cực

Việt Nam, nhà vô địch không có đối thủ nếu xét về môi trường để làm việc và kinh doanh

Chúng tôi đã từng nói về vấn đề này trong một số bài viết trước: “ Tại sao nên thuê dịch vụ ngoài để phát triển trang web của bạn tại Việt Nam” và “Kinh doanh với cộng đồng người Pháp tại Việt Nam”.

Đây là một đất nước có nền kinh tế vô cùng năng động. Với mức tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2017 (and trung bình khoảng 6,28% từ năm 2000 đến năm 2018), và gần 10% ở các thành phố lớn, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ tên lửa: mở cửa thương mại và đầu tư, cải thiện giáo dục, phát triển thị trường nội địa … đây đều là các tín hiệu chứng minh cho sự tăng trưởng chóng mặt của đất nước hình chữ S.

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều được đánh giá là các thành phố vô cùng tiềm năng để phát triển kinh doanh.

Hà Nội xếp hạng 3 và Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 8 trong the world according to the Bảng xếp hạng Thành phố Năng động Toàn cầu năm 2018 của tập đoàn bất động sản JLL (JLL City Momentum Index 2018)

Đối với mục “Việc làm”, theo nghiên cứu Expat Insider, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 trong toàn bảng xếp hạng, và riêng một số hạng mục :

  • # 1 trên toàn thế giới về cơ hội tìm kiếm việc làm một cách dễ dàng
  • # 2 về cơ hội thăng tiến và sự hài lòng trong công việc
  • # 5 trong danh mục “việc làm và giải trí”
  • # 28 về sự bảo hộ công ăn việc làm

Nghiên cứu đã thật sự tôn vinh đất nước Việt Nam khi nói đến môi trường làm việc và phát triển sự nghiệp, và đã xếp Việt Nam vào Top 3 trong số những điểm đến tốt nhất cho các cơ hội nghề nghiệp , cùng với Bahrain và Ecuador!

Vậy các nghề nghiệp chính của những người nước ngoài khi sống ở Việt Nam là gì? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một phần ba số người nước ngoài ở Việt Nam làm việc trong lĩnh vực giáo dục, với vai trò là nhân viên giáo vụ, giáo viên hoặc nghiên cứu sinh. Ở Việt Nam, giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu và số lượng các trường đại học, trường quốc tế cũng như các trung tâm ngoại ngữ chiếm số lượng rất lớn. Ngoài ra, việc làm cho người nước ngoài trong các lĩnh vực khác cũng vô cùng đa dạng, với nhiều ngành nghề như kiến trúc sư, freelancers làm về web (phát triển web, thiết kế web, viết content, chuyên gia SEO…), làm nhà hàng, mở cửa hàng buôn bán (hải sản, bánh mì, bánh ngọt…), kinh doanh sản xuất đồ gỗ, hàng may mặc, kỹ sư chăn nuôi/ trồng trọt, hay thậm chí là làm du lịch… Nói chung, nếu bạn là người có thực lực, thì sẽ không sợ thất nghiệp ở Việt Nam.

Việt Nam, “thiên đường tài chính”

Đối với nhiều người nước ngoài, chi phí sinh hoạt chính là một trong những lý do đầu tiên khiến họ quyết định chuyển đến sống tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Expat Insider, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về hạng mục đất nước có mức chi phí sinh hoạt hợp lý nhất, xếp sau Bulgaria và Mexico.

Lương cho người nước ngoài ở Việt Nam có thể gấp 3 đến 10 lần lương của người dân địa phương. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng khi nói đến “tài chính cá nhân”: 93% người nước ngoài sống ở Việt Nam tin rằng thu nhập của họ đủ hoặc thậm chí là dư để có thể trang trải mọi chi phí, so với mức trung bình toàn cầu là 78%.

Với mức lạm phát khoảng 4%, giá cả ở Việt Nam tăng hợp lý theo mức độ phát triển kinh tế của đất nước, và tất cả các khoản chi tiêu của các hộ gia đình người nước ngoài được đánh giá là thoải mái so với mức chi phí chung ở Việt Nam: nhà ở, quần áo, thực phẩm, giải trí, v.v.

Ở Việt Nam, người nước ngoài có thể tiêu tiền vào các dịch vụ mà nếu ở đất nước họ, có thể gọi là xa xỉ, ví dụ như ăn nhà hàng mỗi ngày, thuê người giúp việc, sống ở các khu biệt thự có bể bơi riêng, thường xuyên đi spa/mát xa. Hơn nữa, để di chuyển hoặc du lịch từ thành phố này sang thành phố khác, bạn có thể đi bằng máy bay với mức giá rất vừa túi tiền.

Tìm hiểu thêm về chi phí sinh hoạt ở Việt Nam với Numbéo tại đây

Sống ở Việt Nam, chính là một niềm hạnh phúc!

“Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” chính là câu khẩu hiệu của Việt Nam, và có vẻ như đất nước này đang giữ đúng lời hứa của chính mình!

Thật vậy, người nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới xếp Việt Nam ở vị trí thứ 6 về chỉ số hạnh phúc! Tuyệt vời quá phải không, và mọi người đều có lý do chính đáng để yêu đất nước này : khí hậu, thức ăn, sự hiếu khách, sức hấp dẫn của đất nước nhiệt đới, cảm giác an toàn…

vietnamese-smiling

Sự thân thiện của người dân

Một lần nữa, Việt Nam đứng thứ 6 về chỉ số này!

Người Việt Nam thực sự được coi là một trong những dân tộc thân thiện và ấm áp nhất trên thế giới. Căng thẳng, mâu thuẫn trong cộng đồng hầu như không hiện hữu và người dân địa phương luôn chào đón người nước ngoài với vòng tay rộng mở. Đây thật sự là một tấm lòng đáng được tôn vinh, bởi đất nước đã phải trải qua những năm tháng đầy khó khăn do chiến tranh gây ra và người dân Việt Nam vẫn sẵn sàng tha thứ. Cuộc sống ở Việt Nam đối với người Pháp đặc biệt dễ chịu, người Việt Nam nói chung là những người rất yêu đất nước và nền văn hóa Pháp.

Cũng vì lẽ đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ kết bạn nhất thế giới (thứ 12 trong bảng xếp hạng). Ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, bầu không khí luôn rất thoải mái và dễ gần, và khi người dân địa phương cảm thấy nổi giận, nghĩa là bạn đã thật sự làm điều gì đó quá đáng lắm và vượt quá giới hạn.


Một số điều tiêu cực về cuộc sống xa xứ ở Việt Nam

Sức khỏe

Đây là một trong những điểm được người nước ngoài đánh giá là tệ nhất ở Việt Nam, thế nên đất nước này đứng thứ 63 trong bảng xếp hạng về các vấn đề sức khỏe.

Đáng lo ngại: ô nhiễm không khí và các vấn đề khác đi kèm với sự phát triển của đất nước, cũng như cơ sở hạ tầng hoặc trang thiết bị có thể được coi là chưa đủ, ngay cả khi có các bệnh viện quốc tế cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng ( đương nhiên là giá cả sẽ đắt hơn các bệnh viện công).

Hai thành phố lớn nhất của đất nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức ô nhiễm đáng báo động và tỷ lệ ung thư ở Việt Nam khá cao nhưng tỷ lệ chữa khỏi lại thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Vì vậy, các loại bảo hiểm được khuyến khích cho tất cả người nước ngoài sống ở Việt Nam.

Quản trị điện tử

Khả năng tiếp cận các dịch vụ hành chính trực tuyến của Việt Nam là một trong những yếu tố kém nhất trong bảng xếp hạng, khiến quốc gia này ở vị trí thứ 65 ! Do đó, một nỗ lực thực sự phải được thực hiện để đơn giản hóa các thủ tục hành chính phức tạp này.

Ví dụ: vẫn có thể tạo hóa đơn (E-Invoice) trực tuyến, cũng như tờ khai thuế GTGT (VTA) , nhưng các tài liệu này khi dịch sang tiếng Anh đôi khi lại không được hoàn chỉnh, và còn rất nhiều dịch vụ khác vẫn bị thiếu và không thể thực hiện trên mạng.

Giải pháp thanh toán

Việt Nam vẫn là một quốc gia mà tiền mặt được coi là vua.

Chính vì lẽ đó, hệ thống ngân hàng không thực sự phát triển như kỳ vọng, và ngay cả khi các máy rút tiền đã có mặt hầu như ở khắp mọi miền đất nước, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng trang bị máy móc để có thể nhận thanh toán bằng thẻ.

Tương tự với lĩnh vực thương mại điện tử, giải pháp giao hàng trả tiền mặt vẫn là phổ biến. Việc tiền mặt được ưa chuộng, một phần là do văn hóa của đất nước, nhưng cũng có thể xuất phát từ việc thiếu sự cạnh tranh thật sự của các hệ thống thanh toán trực tuyến bằng tiền VNĐ . Nếu ví dụ như Paypal có mặt tại Việt Nam thì các giao dịch chỉ được thực hiện bằng USD chứ không phải VNĐ.

Do đó, người Việt Nam và người nước ngoài vẫn cần phải có sẵn tiền mặt để chi tiêu hằng ngày, đó là lý do tại sao Việt Nam chỉ đứng thứ 63 trong bảng xếp hạng về hạng mục này. Bạn có thể xem xét việc sử dụng tiền mặt có gây trở ngại gì nếu bạn chuyển đến sống ở Việt Nam hay không, nhưng thực tế đã chứng minh đa số người nước ngoài đều thích nghi được với thói quen này.

Tiếp cận kỹ thuật số tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của Expat Insider, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể tiếp cận thế giới kỹ thuật số.

Như chúng ta đã phân tích ở trên, ngoài việc yếu kém về hệ thống quản trị điện tử và thanh toán trực tuyến, tốc độ kết nối hoặc khả năng truy cập thông tin ở Việt Nam cũng còn gặp nhiều hạn chế.

Tốc độ kết nối Internet, dù đã liên tục được cải thiện, và cáp quang cũng như 4G đã được phủ sóng đến toàn dân, thì đôi khi cũng hay bị ngắt hoặc khá chậm. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, đây chỉ là một vấn đề nhỏ và nó không thể nào cản trở được sự phát triển của các công ty web hoặc các dân du mục kỹ thuật số (digital nomad) tại Việt Nam.

Lỗi do cá mập cắn cáp – các phương tiện truyền thông trong nước vẫn thường lấy đó làm lý do mỗi lần mất mạng.

Ngôn ngữ

TTiếng Việt có đến tận 6 thanh điệu, thế nên, không có gì ngạc nhiên khi đây chính là một ngôn ngữ rất khó để có thể học thành thạo.

Cũng vì lẽ đó, Việt Nam xếp đến tận hạng thứ 60 trong hạng mục này, đứng sau nước Pháp (# 57) nhưng lại đứng trên các nước như Nhật Bản, Đức, Nga…

May mắn thay, để thích nghi với sự hội nhập của người nước ngoài, ngày càng có nhiều người Việt Nam học ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh, và các trường học cũng như các trung tâm ngoại ngữ đang mọc lên như nấm trên khắp mọi miền đất nước.

Ngoài ra, các khóa học tiếng Việt vẫn có chi phí hợp lý hơn so với các nước khác, hoặc bạn cũng thể đề nghị trao đổi các khóa học ngoại ngữ với nhau : bạn dạy người Việt tiếng Anh, sau đó họ sẽ dạy lại bạn tiếng Việt.

Du lịch và vận tải

So với các nước trong khu vực (Thái Lan, Singapore, Malaysia, …), Việt Nam vẫn còn khá hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch và vận tải.

Trong khi các thủ đô khác của Đông Nam Á đã có sân bay đẳng cấp thế giới và hệ thống tàu điện ngầm hiện đại, thì Việt Nam vẫn còn
bị tụt lại phía sau. Do đó, quốc gia này đứng ở vị trí thứ 46 của bảng xếp hạng về tiêu chí này.

Hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội đã bắt đầu xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, nhưng ngày chính thức ra mắt thì vẫn chưa được xác định.

Một sân bay quốc tế mới tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bắt đầu được xây dựng vào năm 2021 tại Long Thành, cách trung tâm 40 km.

Chúng ta hãy hy vọng rằng trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ phần nào lấp đầy được khoảng cách và theo kịp sự phát triển của các nước láng giềng.

Công trình Metro tại TP HCM – Ảnh VnExpress / Quỳnh Trân

Tuy nhiên, nhờ vị trí đắc địa là nằm ở trung tâm Đông Nam Á , từ Việt Nam, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến các địa điểm du lịch hấp dẫn khác, ví dụ chỉ cần 2-3h bay để đến các nước lân cận như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, và 5-6h bay để đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc hoặc Ấn Độ. Còn gì hạnh phúc bằng phải không nào!


Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm cuộc sống nơi xứ người chưa? Bạn có thể tham khảo tại đây toàn bộ nghiên cứu Expat Insider 2018 , từ đó đưa ra quyết định cho riêng mình. Bạn muốn chuyển đến sống tại Sài Gòn không? Hãy đọc bài viết của chúng tôi về “Chi phí và chất lượng cuộc sống tại thành phố Hồ Chí Minh”.

Bạn muốn khởi nghiệp tại Việt Nam? Hãy liên hệ với chúng tôi, và chúng tôi sẽ sẵn lòng tư vấn cho bạn về chiến lược quảng bá cho công ty tương lai của bạn tại Việt Nam!

Bạn có muốn dọn đến Việt Nam? Vui lòng liên hệ với một công ty chuyển nhà như DocShipper với dịch vụ vận chuyển tận nơi từ xyz / đến Việt Nam.

 


 

Các câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để nhập cảnh và định cư tại Việt Nam vào năm 2021?

Với đại dịch COVID-19, luật chơi đã thay đổi. Việt Nam, một trong những quốc gia kiên cường nhất khi đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế này, đã đặc biệt thành công nhờ vào chính sách di cư và du lịch quyết liệt. Mặc dù vẫn có thể chuyển đến Việt Nam vào năm 2021, tuy nhiên, bạn sẽ cần phải kiên nhẫn và sẵn sàng hy sinh một số quyền lợi cũng như chấp nhận tuân theo các quy định của chính phủ.

Trước hết, do các chuyến bay thương mại không còn được phép lưu thông nữa, bạn sẽ phải chọn các chuyến bay y tế, hiếm hơn và đắt hơn. Ngoài ra, bạn sẽ phải xét nghiệm COVID và chấp nhận bị cách ly 2 tuần sau khi nhập cảnh.

Nhưng trước đó, hồ sơ xuất cảnh của bạn phải được các cơ quan chức năng thông qua. Ba trường hợp sau đây sẽ được Việt Nam xem xét :

1- Bạn nhập cảnh với mục đích ngoại giao hay công vụ

2- Bạn đầu tư vào trong nước. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải chứng minh rằng bạn sẽ đầu tư ít nhất vài chục hoặc thậm chí hàng trăm nghìn euro để nhận được giấy phép bước vào lãnh thổ và thẻ cư trú tạm thời.

3- Bạn là một “chuyên gia có trình độ”. Đây là giải pháp phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên, định nghĩa như thế nào được gọi là “chuyên gia” thì vẫn còn đang trong vòng thảo luận. Trên thực tế, điều này có nghĩa là bạn phải được công ty thuê bạn làm việc đứng ra bảo lãnh, một cách thức mà mọi người hay dùng để xin visa ở nước sở tại.

Việt Nam có phải là một đất nước an toàn?

Việt Nam có lẽ là một trong những quốc gia yên bình nhất trên thế giới. Công lý luôn trừng trị những kẻ phạm tội, án tử hình được thực thi, và có rất ít súng ống được phép lưu hành trong nước. Do đó, các hành vi bạo lực là khá hiếm và cũng ít khi liên quan đến cộng đồng người nước ngoài.

Tại Việt Nam, bạn có thể đi khắp đất nước và dạo chơi trong các thành phố lớn mà không cần sợ hãi, bất cứ lúc nào dù là ngày hay đêm, dù bạn là đàn ông hay phụ nữ. Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc nhưng thật ra đất nước vẫn đang trong quá trình phát triển và người nghèo vẫn còn nhiều, thế nên nạn trộm cắp hay móc túi không phải là không tồn tại. Cần phải cảnh giác với đám đông và tại các điểm du lịch, nhưng nhìn chung, bạn có thể yên tâm khi sống ở Việt Nam.

Bạn phải học tiếng Việt để ổn định cuộc sống?

Ở đâu cũng vậy thôi, sẽ là vô cùng hữu ích nếu bạn sử dụng được hoặc thành thạo ngôn ngữ địa phương. Tuy nhiên, người Việt Nam rất cởi mở với người nước ngoài, ngay cả khi họ không biết nói rành tiếng Việt. Đất nước và người dân đang nỗ lực rất nhiều để học và sử dụng tiếng Anh một cách rộng rãi. Ở các thành phố lớn, bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh với người dân địa phương để phục vụ cho các nhu cầu hàng ngày (ăn uống, mua sắm, taxi, y tế, v.v.). Và với sự hiện diện của các cộng đồng quốc tế tại Việt Nam, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để giao lưu với những người bạn xa xứ từ khắp nơi trên thế giới, và bạn sẽ nhận thấy rằng nhiều người trong số đó không nói được tiếng Việt mặc dù họ đã ở Việt Nam từ rất lâu rồi.

Nếu bạn nhận một công việc là quản lý các nhân viên người Việt, công ty thường sẽ cung cấp cho bạn một vài khóa học tiếng Việt để giúp bạn dễ dàng hòa nhập hơn.

Chi phí sinh hoạt ở Việt Nam có rẻ không?

Như chúng ta đã thấy ở trên, chi phí sinh hoạt là một trong những lợi thế chính của Việt Nam. Mặc dù tăng trưởng nhất thiết phải đi kèm với một chút lạm phát, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn nếu xét về khía cạnh chi phí và mức sống. Để biết thêm thông tin, hãy xem bài viết của chúng tôi về chi phí sinh hoạt ở Sài Gòn.

Từ khóa: Người Pháp tại Việt Nam, Người Pháp gốc Á, Người Việt Nam xa xứ, Người Hà Nội xa xứ, Việt kiều Sài Gòn, Người Việt Nam xa xứ Hồ Chí Minh, Người Pháp sống ở Việt Nam, cuộc sống ở Việt Nam

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

featured

Plus d'articles

Mun xem thêm?

Xem chúng tôi có khả năng gì!

mosaic of apps

Bạn cần thông tin không?

Chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng giúp bạn.

Contact Us Icon

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

Services

Thiết kế

UI icon

Công thái học tốt nhất

Palette icon

Hãy kể câu chuyện của bạn

3D icon

3D

Trí tưởng tượng vô hạn

brochure icon

Cho truyền thông in ấn

Packaging icon

Thiết kế bao bì độc đáo, gói gọn ý tưởng

Phát triển

Website icon

Xây dựng trang web đẳng cấp

E Commerce icon

Bán trực tuyến để phát huy tiềm năng đầy đủ.

Touch icon

Phát triển ứng dụng di động đỉnh cao

Maintenance icon

Bảo trì và quản lý trang web hiệu quả

Tiếp thị

Content icon

Tạo nội dung tiếp thị hấp dẫn

SEO icon

SEO

Đòi vị trí số một.

User icon

Biến người theo dõi thành khách hàng trung thành

growth icon

Tăng tốc sự phát triển bằng quảng cáo trực tuyến.