Hãy xem Landing Page (trang đích) giống như một tờ bướm quảng cáo trực tuyến.
Landing page thường được dùng để giới thiệu về những offer nổi bật nhất, như những sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn, hay đơn giản là để giới thiệu về những hoạt động của công ty.
Đây là một trang được thiết kế đặt biệt dùng để thuyết phục khách hàng của bạn, và khiến họ muốn tương tác ngay lập tức.
Tương tác này (hay còn gọi là conversion) chính là mục tiêu chính của landing page. Chúng có thể là việc người dùng đăng ký nhận newsletter hay đặt đơn mua hàng bằng cách dùng nút CTA (Call To Action).
Landing page được dùng thường xuyên nhất trong một chiến dịch quảng cáo. Ví dụ như:
- Chiến dịch email (E-mailing)
- Quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Instagram…)
- Trả phí quảng cáo cho các kết quả tìm kiếm (Google Ads)
- Video trên Youtube
Landing page chỉ là một phần của bài toán. Mục đích chính của chúng là tạo conversion, chứ không phải thu hút traffic (lượt truy cập vào trang). Chúng chỉ nên là một phần trong chiến dịch marketing của bạn, trừ phi bạn cảm thấy traffic của trang web đã đủ rồi.
Sự khác biệt giữa Landing Page và một trang chủ cổ điển?
Trang chủ thường sẽ cố gắng tác động người dùng khám phá những hoạt động của trang, bằng cách giới thiệu các dịch vụ và sản phẩm khác nhau. Còn landing page thường chỉ tập trung vào một khía cạnh để quảng cáo.
Trang chủ cũng thường có nhiều đường dẫn để dẫn đến các trang khác, hoặc nhiều hình ảnh, video, bài viết (content) để chi phối sự tập trung, chú ý của người dùng, với mục đích mang đến thông tin cho người dùng càng nhiều càng tốt.
Còn landing page thường là một nơi tập trung hơn, chỉ dùng để hướng người dùng đến một hành vi nhất định, để có thể tương tác với người dùng nhanh chóng mà không cần phải sang các trang khác.
Cả hai cách trên đều có những điểm lợi và hại riêng.
Trang chủ dài hơn và có nhiều nội dung hơn, do đó mà sẽ được xếp hạng cao hơn khi tìm kiếm trên Google so với Landing page. Nó sẽ giúp bạn có thể “truyền đạt” thông tin được nhiều hơn và chuyển hướng khách truy cập đến nội dung chuyên biệt một cách hợp lý, đặc biệt phù hợp khi hoạt động trên trang web của bạn khá phức tạp.
Landing page có dung lượng nhẹ hơn và có thể tùy chỉnh nội dung để nhắm vào đúng đối tượng (điều này đặc biệt quan trọng với một vài chiến dịch marketing). Một cách nào đó, nó có thể tùy chỉnh offer tùy theo khách hàng.
Như bạn thấy trong ví dụ trên, trang chủ có Menu và rất nhiều đường dẫn (links) và giới thiệu nhiều sản phẩm khác nhau. Trang chủ tập trung vào số lượng, trong khi landing page chỉ làm nổi bật một sản phẩm cụ thể.
Khi nào cần dùng landing page?
Landing page rất hiệu quả trong những tình huống sau:
-
Ra mắt sản phẩm
Bạn vừa phát triển xong một sản phẩm hay dịch vụ độc đáo, và muốn quảng bá nó một cách đặc biệt vào lúc nó ra mắt?
Hãy tạo một landing page dành riêng cho nó! Tạo ảnh minh họa, miêu tả và giới thiệu tất cả những điều tốt nhất của sản phẩm một cách độc đáo nhất.
Ví dụ : Khan Academy
-
Khuyến mãi
Bạn đang định chạy một chương trình khuyến mãi và muốn mọi người biết về nó?
Landing page cũng rất hiệu quả như một phần trong chiến chiến dịch khuyến mãi.
Giống như cách một tờ bướm hay bất kì chương trình quảng cáo nào bạn có thể thấy hàng ngày, bạn chỉ cần thể hiện đúng trọng tâm của chương trình khuyến mãi (số tiền đã giảm giá, deadline, v.v…) để có thể kích thích cảm giác gấp gáp của đối tượng và hướng họ đến hành động mua sắm.
Nếu một trong số những sản phẩm của bạn không bán chạy hay bạn cần xả hàng, bạn có thể dùng trang landing page như là một giải pháp hữu hiệu để giới thiệu chương trình khuyến mãi của mình.
-
Thu thập thông tin
Bạn có muốn biết thêm về sở thích cũng như thói quen mua sắm của khách hàng? Không gì tốt hơn việc dùng một landing page mà họ sẽ được mời để điền thông tin hay điền vào phiếu khảo sát. Landing page cũng có thể được dùng để thu thập email, hoặc hỏi một vài câu hỏi.
Thông thường, landing page dùng để thu thập thông tin sẽ được đi kèm với một offer để thúc đẩy khách hàng hợp tác. Một cuộc thi, hoặc đăng ký nhận newsletter cho các chương trình khuyến mãi, tham dự một Webinar hay một file PDF miễn phí là những offer tuyệt vời để có được sự hợp tác của khách hàng.
Khi thông tin từ landing page đã được thu thập, công ty của bạn sẽ có thể phân tích dữ liệu để đưa cho các phòng ban khác như phòng marketing hay phòng nghiên cứu (R&D).
Vì vậy, đây chính là điều mọi công ty phải làm nếu họ muốn khai thác phân khúc thị trường tốt hơn.
-
A/B testing cho một chiến dịch hay thay đổi giao diện
Bạn không biết nên chọn gì giữa những phong cách thiết kế khác nhau? Bạn còn do dự về hình ảnh, logo và tông màu của trang web?
Nếu vậy hãy thiết kế các landing page khác nhau, và gắn chúng vào các công cụ phân tích. Khi khách hàng vào trang web của bạn, họ sẽ được điều hướng đến 1 trong những trang landing page đó một cách ngẫu nhiên (A/B testing). Sau khi số lượng truy cập vào những trang đó đủ lớn để phân tích, bạn có thể dựa vào số liệu để biết được thiết kế nào hiệu quả hơn và có thể tính Conversion rate (Tỷ lệ chuyển đổi để biến người truy cập trang web thành người mua hàng) tốt hơn.
A/B testing dựa vào landing page cho phép bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch marketing của mình và có thể chắc chắn có một trang web mang lại hiệu suất tốt nhất.
Landing Page sẽ trông như thế nào?
Landing page kiểu truyền thống thường có những thành phần sau:
- Tiêu đề : Thể hiện rõ lời mời đến khách hàng truy cập vào landing page. Thông điệp cần ngắn gọn, súc tích và thu hút người dùng. Tiêu đề được đặt đầu trang và phải nổi bật. Chúng cần thể hiện rõ điểm mạnh và sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh khác. Hãy nhớ rằng bạn chỉ có vài giây để thuyết phục khách hàng! Tiêu đề có thể được đi kèm với một tiêu đề phụ.
- Thiết kế của trang : Thường thì bạn không cần phải dùng quá nhiều hình ảnh. Chỉ cần một hình ảnh chính có kích thước lớn sẽ tốt hơn, có thể kèm theo một thư viện (gallery) hình ảnh hay một slideshow. Các hình ảnh này có chức năng cực kì quan trọng, và cần phải kích thích được phản ứng từ đối tượng mà bạn nhắm đến, và chúng cũng cần có sự khác biệt. Tất nhiên, nếu có một video thì còn tốt hơn nữa, chúng sẽ mang đến nhiều thông tin cũng như giúp trang web linh động hơn. Video cũng cần phải ngắn gọn và súc tích (Không dài hơn 30 giây).
- Nội dung : Giống như tiêu đề, phần chữ trong landing page cần nói lên được cốt lõi của chương trình mà không đi quá sâu vào chi tiết. Một ví dụ điển hình chính là liệt kê các lợi ích chính của sản phẩm và dịch vụ, chọn các từ ngữ có tác động mạnh, đưa ra con số chính xác, và dùng những động từ đa dạng và phong phú. Để được như vậy, bạn có thể sử dụng gạch nối, gạch đầu dòng và khung chữ. Nhưng hơn hết, sản phẩm hoặc dịch vụ cần phải đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
- CTA : Nút CTA (Call to action) cần phải được nhìn rõ, và dễ dàng nhận ra giữa các thành phần còn lại của trang. Chúng cần mang một thông điệp kêu gọi hành động nào đó. Ví dụ như: “Tải miễn phí”, “Yêu cầu ngay bây giờ”. Landing page có thể có nhiều CTA, để lặp lại cùng một thông điệp dưới nhiều hình thức và để thuyết phục người xem bằng nhiều cách khác nhau. Cần ít nhất có 1 CTA cho mỗi màn hình của landing page.
- Đánh giá từ thị trường : Đây là điều thiết yếu để có được lòng tin từ cư dân mạng. Để chứng minh giá trị của các đánh giá từ những người đã dùng sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn, nếu có thể, bạn hãy liên kết chúng đến nguồn của những đánh giá đó (ví dụ như trên Google Business). Bạn cũng có thể dùng những bài viết khen công ty bạn trên các phương tiện truyền thông, trích dẫn từ các khách hàng là người nổi tiếng, hay liệt kê những giải thưởng, chứng nhận mà công ty bạn đã đạt được.
- Thông điệp hoặc trang cảm ơn : Khi hành động của khách hàng đã hoàn thành (gửi biểu mẫu, mua hàng, tải tài liệu về…), bạn hãy nhớ phải để một trang khác hiện lên, hoặc một tin nhắn pop up để thông báo khách hàng rằng thao tác đã hoàn thành và cảm ơn vì sự tin tưởng của họ.
Bạn cần những gì để tạo nên landing page?
Mạng internet luôn dồi dào các nguồn tài nguyên sẵn có, và tất nhiên các landing page có sẵn cũng vậy. Chỉ cần vài chục hay vài trăm euro, bạn có thể tải về các gói landing page mà bạn có thể dùng cho chiến dịch marketing của mình.
Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định mua chúng, bạn có thể xem xét trước ở những trang như ThemeForest, Unbounce hoặc LeadPages, và ngoài ra cũng cần cân nhắc những điều quan trọng sau đây:
- Content Marketing : Bạn phải tự soạn nội dung để quảng cáo và bán hàng, và tìm công thức hợp lý để tính Conversion rate
- Độ tương thích với trang web của bạn : Tùy vào hậu cần – Back office (CMS) của trang web, việc tích hợp một trang landing page có thể sẽ không quá dễ dàng. Hãy kiểm tra kỹ trước khi mua để đảm bảo việc tích hợp chúng vào trang web được thuận lợi.
- Cá nhân hóa : Các gói landing page được bán trên mạng sẽ không có màu hoặc font tương thích với trang web của bạn. Tuy nhiên, việc người dùng có thể nhận ra ngay họ đã vào đúng trang web rất là quan trọng, cũng như việc nhận diện thương hiệu của bạn cần được thể hiện rõ ràng, giúp cho khách hàng dễ nhận ra sản phẩm của bạn hơn vào lần sau. Do đó, bạn cần phải chỉnh sửa và thêm tính cá nhân vào những landing page đã được mua.
- Thiết kế : Nếu công ty bạn có sẵn một đội ngũ thiết kế, đây không phải là vấn đề. Một chuyên gia sẽ biết cách để thay đổi một mẫu landing page có sẵn sao cho vừa mắt người dùng, và có thể truyền tải thông điệp và cảm xúc một cách dễ dàng. Còn nếu bạn không có kinh nghiệm thiết kế thì đừng vội hành động. Nếu không sẽ rất dễ có tác dụng ngược đấy.
Từ bốn yếu tố trên, chúng tôi khuyên bạn nên tìm một công ty marketing có thể mang đến kết quả như mong muốn của bạn, và có thể hướng dẫn bạn làm content thích hợp, hoặc hoàn toàn có thể giúp bạn việc ấy. Video, hình ảnh, minh hoạ 3D, thiết kế slogan hoặc họ còn có thể theo dõi thông số của landing page của bạn. Tất cả những điều đó đều là lý do để bạn liên hệ với chuyên gia về digital marketing.
Landing page có giá bao nhiêu?
Một landing page được thiết kế cẩn thận không bao giờ có giá dưới 1000 euro. Sau đó, mọi thứ đều tùy vào nội dung bạn muốn để vào chúng. Việc thêm video, hiệu ứng, các hình ảnh, mô hình 3D, bài viết từ các chuyên gia marketing, biểu mẫu đăng ký nhận newsletter, tích hợp phương thức thanh toán… đều tăng chi phí của landing page.
Do đó, sẽ không có giá cố định cho một landing page. Chúng thường sẽ được tùy chỉnh theo nhu cầu của từng dự án.
Kết luận: Lợi ích của Landing Page
- Đơn giản: Landing page thể hiện những gì trọng yếu nhất để giữ được sự tập trung của khách hàng!
- Mobile responsive: Landing page cũng được tối ưu hóa trên máy tính cũng như các thiết bị cầm tay
- Độc đáo: Landing page có thể tương phản với phong cách thông thường của bạn, và từ đó gây ấn tượng mạnh với người dùng.
- Hiệu quả: Conversion rate cao hơn các trang thông thường
- Có thể tái sử dụng: Khi bạn đã tạo được một landing page hiệu quả cho sản phẩm của mình, bạn có thể dễ dàng sử dụng lại chúng cho những chiến dịch và sản phẩm sau.
Bonus: Case study: Beautypass.ch.
Vào tháng 12/2020, KNOK STUDIOS hợp tác với Beautypass.ch để tạo một chiến dịch marketing và landing page để quảng bá cho một dịch vụ làm đẹp tại Thụy Sĩ.
Cùng với chiến dịch gửi email cho khách hàng, landing page này đã cho phép Beautypass.ch tăng tỉ lệ khách hàng lên gấp 4 lần trong mùa nghỉ lễ so với 5 năm trước đó!
Màn hình đầu tiên bao gồm nhiều hình ảnh liên quan đến hoạt động (làm đẹp) và đối tượng (chủ yếu là phụ nữ Thụy Sĩ). Tiêu đề và tiêu đề phụ tóm tắt nội dung của chương trình. 4 luận điểm bán hàng được thể hiện dưới dạng danh sách. Cuối cùng, giá được giới thiệu, cùng với nút CTA có màu nổi bật.
Ở màn hình thứ hai, chúng tôi giới thiệu chi tiết về chương trình bằng cách giới thiệu về những gì sản phẩm (the Beautypass) mang đến: các ví dụ nói chung (icons) và sau đó là các ví dụ cụ thể hơn (dưới dạng hình ảnh miêu tả dịch vụ của nhà cung cấp).
Màn hình thứ ba giới thiệu sản phẩm và giải thích cách hoạt động của chúng (gồm 3 bước), được kèm theo đó là một CTA mới.
Tại màn hình thứ 4, chúng tôi để “hiệu ứng lan truyền” tại đây dưới dạng lời đánh giá của khách hàng, và tiếp tục kèm theo một CTA.
Cuối cùng, ở phía dưới trang, một khách hàng nổi tiếng được giới thiệu và, khác với những Landing Page khác, chúng tôi để phần FAQ để giúp khách hàng có thể có câu trả lời nhanh chóng về sản phẩm. Phần FAQ này cũng giúp cải thiện việc SEO của trang.