Nếu bạn phát triển một doanh nghiệp tại Việt Nam, chắc chắn bạn sẽ cần một chiến dịch online bài bản. Dưới đây là 10 con số chứng minh điều này:
Tiếp cận thị trường Việt Nam
73% dân số Việt Nam được kết nối Internet
Việt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng với khoảng 72 triệu người dùng internet. Với chiến dịch online phù hợp, bạn có thể dễ dàng thu hút được khách hàng và từ đó gia tăng doanh số!
Người Việt dành trung bình 6 giờ mỗi ngày trên Internet
Người Việt coi trọng việc xây dựng gia đình và cộng đồng. Chính vì thế, kết nối xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu. Mọi người có xu hướng dành hàng giờ để sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, chia sẻ công việc trên các hội nhóm hoặc dùng internet nghiên cứu những gì mà họ đang quan tâm.
93% người dùng Internet Việt Nam đang sử dụng Facebook
Facebook là nền tảng thịnh hành nhất Việt Nam và vị trí thứ hai thuộc về zalo – nhưng chủ yếu được dùng trong công việc. Người Việt Nam cũng tham gia những kênh mạng xã hội quốc tế lớn như Instagram, Snapchat, Twitter,..Không giống như Trung Quốc, Việt Nam không đặt ra hệ sinh thái mạng xã hội chặt chẽ.
Xây dựng thương hiệu tại Việt Nam
34,2% người dùng Internet ở Việt Nam tìm hiểu về thương hiệu, dịch vụ và sản phẩm thông qua công cụ tìm kiếm
Xây dựng sự hiện diện trực tuyến và duy trì lợi tế từ các công cụ tìm kiếm với chiến lược SEO một cách hiệu quả để nâng cao nhận thức về thương hiệu bạn kinh doanh. Điều này hiệu quả ngang bằng với việc quảng cáo trên TV.
62,6% người dùng Internet Việt Nam sử dụng Social Media làm nguồn thông tin chính khi họ tìm hiểu, nghiên cứu về một thương hiệu
Mạng xã hội là một nơi quan trọng để khách hành hình thành quan điểm, ý kiến của mình.
57,1% người Việt Nam tìm hiểu và nghiên cứu trực tuyến về thương hiệu trước khi mua hàng
Trong khi một số người có xu hướng mua hàng thông qua sự giới thiệu của bạn bè thì khoảng một nửa người dùng Internet Việt Nam thường tìm hiểu và “nghiên cứu” thương hiệu trên mạng trước khi quyết định trả tiền mua sản phẩm.
46,9% người dùng Internet Việt Nam truy cập trang web thương hiệu
Nhiều người nghĩ rằng một thương hiệu chỉ có thể xuất hiện một cách trực tuyến thông qua mạng xã hội mà thôi. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai khi các số liệu thống kê cho thấy người Việt truy cập trang Web rất thường xuyên để tìm hiểu về sản phẩm.
Bán hàng tại Việt Nam
51,7 triệu người Việt Nam mua hàng tiêu dùng qua Internet vào năm 2021
Thị trường thương mại điện tử dự kiến sẽ đạt con số 15 tỷ USD vào năm 2025. Lý do cho con số dự kiến “khủng” này là do tác động của đại dịch đối với hành vi của người tiêu dùng và sự gia tăng của dân số trẻ am hiểu công nghệ. Các nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam hầu như đều thuộc quyền sở hữu của nước ngoài như Shopee và Lazada (ngoại trừ Tiki thuộc quyền sở hữu của Việt Nam).
12,4 tỷ USD được chi cho hàng tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam vào năm 2021
Người dùng Việt Nam có khả năng tiếp cận dễ dàng với thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Ngoài ra, hầu hết các cửa hàng Thương mại điện tử đều cung cấp dịch vụ giao hàng – thanh toán bằng tiền mặt. Những yếu tố này cùng với mạng lưới các công ty vận chuyển đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ theo cấp số nhân của thương mại điện tử trong nước.
812 triệu đô la được chi cho quảng cáo trực tuyến vào năm 2021
Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau với mục đích tăng “độ phủ sóng” nhiều nhất trên mạng và cũng như cuộc sống hàng ngày của các khách hàng tiềm năng. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên với số tiền “khủng” được đầu tư vào việc quảng cáo kỹ thuật số.
Có thể thấy, 10 con số kể trên đã chứng minh được sự quan trọng của việc đầu tư vào “độ phủ sóng” trực tuyến. KNOK STUDIOS, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các công ty quốc tế tại Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ digital marketing hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn.
Nguồn: datareportal.com – Báo cáo số 2022: Việt Nam