Hợp tác kinh doanh với cộng đồng người Pháp tại Việt Nam

Tình trạng dân số Pháp có mặt tại châu Á

Có thể bạn đã biết: người Pháp rất thích đi du lịch. Vốn sẵn bản tính tò mò và thích khám phá, có rất nhiều người Pháp mong muốn được trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài.

Theo thống kê chính thức, hiện nay, có khoảng hơn 1.800.000 người Pháp đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài (tức tỉ lệ 1/35 người), và 8% trong số đó lựa chọn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên trên thực tế, số công dân đang sống ngoài nước Pháp có thể lên đến 2.500.000 người.

Dưới đây là top 5 điểm đến ở châu Á được người Pháp yêu thích :

  1. Trung Quốc – 31.250 người
  2. Singapore – 14.000 người
  3. Thái Lan – 12.500 người
  4. Việt Nam – 7.600 người
  5. Campuchia – 5.000 người

Sự hiện diện của người Pháp tại Việt Nam

Theo tờ báo Les Echos, vào năm 2017, có khoảng 7.000 người Pháp đang cư trú tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đây chỉ là con số dựa trên số liệu thống kê chính thức của các cơ quan hành chính Pháp (Lãnh sự quán, Đại sứ quán) tại Việt Nam. Do đó, những người nào không đăng ký với các tổ chức này thì tất nhiên sẽ không được tính vào kết quả. Số người Pháp thực tế ở Việt Nam được ước tính ít nhất là 10.000 người, thậm chí có thể nhiều gấp đôi số liệu chính thức.

Cộng đồng người Pháp sinh sống chủ yếu ở các thành phố lớn nhất của Việt Nam, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 9.000.000 người) và Hà Nội (khoảng 8.000.000 người), và cũng tập trung rải rác ở các thành phố du lịch nổi tiếng, ví dụ như Nha Trang.

Các công ty Pháp tại Việt Nam

Rất nhiều công ty uy tín của Pháp chọn Việt Nam làm nơi để phát triển kinh doanh, chúng ta có thể kể đến một số cái tên như: Archetype, Alstom, Amaris, Carrefour (Big C), Danone, Decathlon, Gameloft, Gras Savoye, Mazars, Pierre Cardin, Sanofi, Total,… Đây chỉ là một phần trong một danh sách rất dài các công ty Pháp có mặt tại Việt Nam (trong đó có khoảng 30 công ty lớn) và con số này không ngừng tăng lên từng ngày.

Nhưng ngoài những thương hiệu nổi tiếng thế giới này, ở Việt Nam còn có nhiều công ty địa phương do người Pháp thành lập và gặt hái được nhiều thành công vang dội. The Orchards of the Mekong River, Marou Chocolate, Annam Group, Fanny Ice Cream, Asian Cellars, và nhiều nhiều nữa, họ đều là những “Câu chuyện thành công” tiêu biểu của công ty Pháp tại Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia vô cùng tiềm năng để hợp tác và phát triển kinh doanh, và quả thật người Pháp đã không nhầm. Nhiều người muốn thử vận may để thành lập một công ty của riêng họ tại Việt Nam. Trên thực tế, trong cộng đồng người Pháp ở Việt Nam có rất nhiều doanh nhân, với mạng lưới bao phủ tất cả các ngành công nghiệp… điều này mở ra rất nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh giữa những người đồng hương với nhau.

chocolat-marou-vietnam
Marou Chocolate, một trong những sản phẩm thành công của Pháp tại Việt Nam

Những lý do làm nên sự thành công của người Pháp tại Việt Nam

Một môi trường kinh tế năng động

Kinh doanh ở Việt Nam, nghĩa là bạn đã có sẵn một thị trường gồm 93.000.000 dân, một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Không chỉ thế, bạn còn đang kinh doanh trong một nền kinh tế có mức tăng trưởng dao động từ 6 đến 7% mỗi năm, theo thống kê từ một vài năm trước. Và số liệu này thậm chí còn có thể đạt tới 2 chữ số đối với các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Với việc tầng lớp trung lưu xuất hiện ngày càng nhiều cùng với mức độ tăng trưởng ấn tượng như vậy, triển vọng phát triển ở Việt Nam được đánh giá là rất sáng sủa cho các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý và thuế cũng khá thuận lợi, cụ thể là mức thuế doanh nghiệp chỉ ở mức 20%, các điều kiện lao động ít bị ràng buộc hơn ở Pháp, và chi phí sản xuất cho sản phẩm và dịch vụ cũng ở mức tương đối thấp.

Trong bối cảnh đó, một trong những thuận lợi có thể kể đến nữa là các cơ sở hạ tầng và mạng lưới Internet không ngừng được cải thiện, và các dự án bất động sản mọc lên như nấm. Nền kinh tế Việt Nam cũng ngày càng được đa dạng hóa hơn: năm 2018, khu vực sản xuất sơ khai (nông nghiệp, ngư nghiệp, khai thác khoáng sản…) chiếm 38,6% hoạt động dân số và 15% GDP, so với 26,7% và 39% của khu vực kinh tế thứ cấp (công nghiệp) và 34,7% / 44% đối với khu vực kinh tế cấp 3 (dịch vụ).

Landmark 81 hcmc
Landmark 81, hiện đang thống trị Thành phố Hồ Chí Minh với chiều cao 462m, biểu tượng mới cho sự năng động của Việt Nam

Trong bảng xếp hạng các ngành công nghiệp và xuất khẩu hàng đầu, Việt Nam đang tập trung vào sản xuất thiết bị điện tử và điện thoại, quần áo, xe cộ, đồ gỗ, xăng dầu, thép, cà phê truyền thống, gạo, rau quả và thủy sản. Chúng ta có thể nhận thấy rằng các lĩnh vực để đầu tư ở Việt Nam là vô cùng đa dạng, với nền tảng vững chắc và nhiều cơ hội mới được mở ra, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Các nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Trung Quốc đã nắm bắt được cơ hội lớn này và đang ồ ạt chuyển đến Việt Nam. Samsung, Canon, Nike, Peugeot,… và nhiều nhãn hàng quốc tế nổi tiếng khác đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường tiềm năng tại đất nước hình chữ S.

Tổ hợp của tất cả những yếu tố này góp phần khơi gợi cho các doanh nhân động lực cũng như trao cho họ những phương tiện và cơ hội để phát triển doanh nghiệp của mình tại Việt Nam.

Thương hiệu “made in France” là bảo chứng cho độ uy tín và tin cậy

Người Việt Nam có lẽ là một trong những dân tộc thân thiện và niềm nở nhất thế giới, và họ cũng là những người có niềm đam mê thật sự với “thương hiệu Pháp”. Cho đến tận hôm nay, nhiều di sản của văn hóa Pháp vẫn còn đó để minh chứng cho sự hiện diện của người Pháp tại Việt Nam, đặc biệt là đối với các lĩnh vực kiến ​​trúc, ẩm thực và cả ngôn ngữ. Quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa hai nước cũng rất tốt đẹp.

Do đó, việc đặt tên cho công ty bằng tiếng Pháp là một điều vô cùng phổ biến ở Việt Nam, ngay cả khi bạn không phải là một thương hiệu của Pháp, ví dụ như “Tous Les Jours”, đây một chuỗi cửa hàng bánh mì của Hàn Quốc.

Hiện nay, Việt Nam tuy không phải là một quốc gia nói tiếng Pháp nhưng vẫn rất “thân” Pháp, vẫn ưa chuộng các sản phẩm và dịch vụ của Pháp, và luôn giữ mối quan hệ gắn bó với đất nước hình lục giác. Các gia đình có người thân hoặc bạn bè đang sinh sống tại Pháp đã góp phần tạo ra một cầu nối văn hóa thực sự giữa hai quốc gia. Trường hợp cụ thể chúng tôi muốn nói đến ở đây là “Việt Kiều”, hậu duệ của những người Việt Nam nhập cư, mang dòng máu Việt Nam nhưng trở về quê hương với hành trang là cuốn hộ chiếu, văn hóa và nền giáo dục Pháp.

Đặc biệt ở châu Á, đất nước Pháp cũng như người dân Pháp sở hữu một hình ảnh thương hiệu uy tín, điều đó giúp họ tiếp cận thị trường kinh doanh một cách rất dễ dàng. Bạn sẽ không bao giờ bị phân biệt đối xử hay phân biệt chủng tộc với tư cách là người Pháp xa xứ, và người Việt Nam sẽ là những người đầu tiên đến ủng hộ và dùng thử sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

vietnam-france-macron
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tổng thống Emmanuel Macron, tại Paris vào tháng 3 năm 2018 (Ảnh: VOV)

Một cộng đồng lớn mạnh, có nhiều người tài và luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau

7.000, 10.000, hoặc có thể hơn… quy mô của cộng đồng người Pháp ở Việt Nam được ví như một khu đô thị thu nhỏ. Rất nhanh chóng, những cái tên giống nhau, những khuôn mặt giống nhau xuất hiện, mọi người gắn kết, cùng nhau tạo nên một bầu không khí thân tình và ấm áp.

Đương nhiên khi sống ở nước ngoài, mối quan hệ giữa những người đồng hương sẽ được củng cố bằng cách chia sẻ những kinh nghiệm khi sống xa xứ, dựa trên tinh thần tương thân tương ái. Đây là một bộ phận dân cư luôn tò mò, đam mê, thường được giáo dục tốt và ưa mạo hiểm.

Tất cả những điều trên đã góp phần tạo nên một môi trường hoàn hảo để hợp tác kinh doanh và xây dựng một mạng lưới kết nối chuyên nghiệp. Rất nhiều tổ chức, hội nhóm đã được thành lập giúp các thành viên có cơ hội gặp gỡ nhau : Chamber of Commerce (Phòng thương mại), Association of French Abroad (Hiệp hội người Pháp ở nước ngoài), French Institute (Cộng đồng Pháp Ngữ) … ngoài ra cũng không thiếu các sự kiện hoặc các buổi họp báo có quy mô nhỏ. Để biết thêm thông tin về các tổ chức này, mời các bạn tham khảo thêm các link ở cuối bài.

Kiến trúc sư, nghệ sĩ, chủ nhà hàng, bác sĩ, giám đốc tài chính, kỹ sư các lĩnh vực, chuyên viên web, luật sư, thương nhân… không có lĩnh vực nào là không có ở Việt Nam, điều đó chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam rất đa dạng và năng động. Và hầu hết mọi dự án có thể được thực hiện từ đầu đến cuối với sự tham gia của toàn là người Pháp. Trong một môi trường khép kín như vậy, tin tức truyền đi rất nhanh. Kết quả là, các đối tác tốt hay xấu thường nhanh chóng được xác định.

vietnam-opera-hcmc
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh

Quy tắc đạo đức khi làm việc chung

Làm kinh doanh với cộng đồng người Pháp tại Việt Nam, nghĩa là đối thoại với những người mà bạn phải hiểu rõ về họ.

Bởi vì ngoài rào cản hiển nhiên là ngôn ngữ – vì hầu như các giao dịch đều là tiếng Anh, không phải tiếng Pháp – thì các quy tắc kinh doanh cũng thực sự khác biệt giữa văn hóa Pháp và văn hoá Việt. Do đó, bạn cần trang bị tính kiên nhẫn và sự tinh tế, để tránh làm mích lòng cũng như động chạm vào những vấn đề nhạy cảm của người Việt.

Trong cuốn sách “Đông vs Tây” của mình, Yang Liu, một nhà thiết kế người Trung Quốc sống ở Đức, đã chỉ ra sự khác biệt văn hóa giữa phương đông và phương tây, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh:

Quy tắc đạo đức khi làm việc chung giữ Pháp và Việt Nam

Sẽ cần nhiều thời gian để ai đó thay đổi thói quen (nếu họ thật sự muốn thay đổi), vì thế, bạn có thể dựa vào mạng lưới kinh doanh của người Pháp ở Việt Nam để hợp tác cùng hoặc nhờ họ giúp đỡ. Trong trường hợp này, vai trò của những người Việt Kiều có ý nghĩa quyết định, tạo cầu nối thực sự cho những đối tác người Pháp và người Việt. Trong trường hợp của KNOK STUDIOS, khi thành lập công ty tại Việt Nam, chúng tôi đã thuê một luật sư Việt Kiều, nói được cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt, để giúp chúng tôi làm việc với công ty luật địa phương, nhờ vậy mới có thể dễ dàng vượt qua được các thủ tục hành chính khó khăn.

Tham vọng của KNOK STUDIOS tại Việt Nam

Kết luận của tất cả những điều này, là hãy để KNOK STUDIOS cung cấp dịch vụ web cho các chủ doanh nghiệp Pháp ở Việt Nam (Tất nhiên không chỉ thế mà còn nhiều mảng nữa) và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo trang web hoặc phát triển thương hiệu.

Làm việc với KNOK STUDIOS là làm việc với các chuyên gia để có cơ hội chia sẻ về giá trị cũng như triết lý kinh doanh của bạn

Và bạn còn có thể gặp gỡ và thảo luận với chúng tôi về các dự án của bạn tại Việt Nam hoặc Pháp.

Hơn thế nữa, là trao đổi với chúng tôi về các trải nghiệm cũng như kinh nghiệm sống tại Việt Nam.

 

BONUS : Phỏng vấn một trong những người đồng sáng lập KNOK STUDIOS, Arnault Barthoulot, cũng là một trong những người sáng lập công ty người Pháp tại Việt Nam


Các liên kết hữu ích cho Cộng đồng Người Pháp tại Việt Nam:

Các nhóm Facebook dành cho cộng đồng người Pháp tại Việt Nam:

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

featured

Plus d'articles

Mun xem thêm?

Xem chúng tôi có khả năng gì!

mosaic of apps

Bạn cần thông tin không?

Chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng giúp bạn.

Contact Us Icon

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

LesMichels.fr đã trở thành Knok Studios

Knok Studios ở đây để lan tỏa thêm sáng tạo, tích cực và trải nghiệm tuyệt vời hơn.
Chúc mừng sự khởi đầu mới và vô số cơ hội!

Trân trọng, Đội ngũ Knok Studios

Services

Thiết kế

UI icon

Công thái học tốt nhất

Palette icon

Hãy kể câu chuyện của bạn

3D icon

3D

Trí tưởng tượng vô hạn

brochure icon

Cho truyền thông in ấn

Packaging icon

Thiết kế bao bì độc đáo, gói gọn ý tưởng

Phát triển

Website icon

Xây dựng trang web đẳng cấp

E Commerce icon

Bán trực tuyến để phát huy tiềm năng đầy đủ.

Touch icon

Phát triển ứng dụng di động đỉnh cao

Maintenance icon

Bảo trì và quản lý trang web hiệu quả

Tiếp thị

Content icon

Tạo nội dung tiếp thị hấp dẫn

SEO icon

SEO

Đòi vị trí số một.

User icon

Biến người theo dõi thành khách hàng trung thành

growth icon

Tăng tốc sự phát triển bằng quảng cáo trực tuyến.