Bạn muốn phát triển một dự án kinh doanh ở nước ngoài và đang phân vân không biết nên chọn đất nước nào, vậy tại sao lại không phải là Việt Nam?
Nằm ở vị trí trung tâm châu Á, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng mạnh. Cộng thêm việc sở hữu một thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân và môi trường chính trị ổn định, đây chính là điểm đến đầy tiềm năng cho những ai đang ấp ủ muốn khởi nghiệp.
Tuy nhiên, những điều kiện thuận lợi này vẫn là chưa đủ để giúp chúng ta có thể đi đến quyết định. Quan trọng hơn cả, là cần phải nằm rõ quy định pháp lý cũng như các thông tin cơ bản về quản lý, tài chính, thuế, nhân sự… liên quan đến chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, nếu thật sự muốn thành lập công ty tại Việt Nam.
Quản trị doanh nghiệp
Có thể khởi nghiệp một công ty tại Việt Nam với tư cách là người nước ngoài không?
Câu trả lời là có.
Tuy nhiên, do bản chất của hệ thống chính trị Việt Nam, các công ty có vốn chủ yếu là nguồn đầu tư nước ngoài, sẽ bị hạn chế đầu tư ở một số lĩnh vực và yêu cầu phải có giấy phép đặc biệt, ví dụ như y tế hoặc giáo dục.
Đối với trường hợp này, có hai giải pháp được đưa ra:
- Hội đồng quản trị của công ty phải có một người Việt Nam là cổ đông lớn (nắm giữ tối thiểu 51% cổ phần).
- Nhờ người Việt Nam đứng tên hộ, và người này sẽ nắm 100% cổ phần công ty. Thật ra, đây là một việc làm bất hợp pháp, nhưng lại rất phổ biến ở Việt Nam, đa phần là trong trường hợp vợ hoặc chồng có quốc tịch khác nhau thì người nào quốc tịch Việt Nam sẽ giúp đứng tên công ty.
Ngược lại, nếu là công dân ngoại quốc, bạn chỉ được thành lập công ty kinh doanh lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam cho phép. Các lĩnh vực được cấp phép phải nói là rất rộng, nhưng chủ yếu là về mảng dịch vụ. Còn nếu bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hoá, thì mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn, yêu cầu các điều kiện, thủ tục gắt gao hơn.
Hãy tham khảo ý kiến của luật sư chuyên về luật doanh nghiệp Việt Nam để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực được cho phép cũng như các quy định/ưu đãi cho người nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam nhé.
Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn – Limited Liability Company (LLC)
Đây là loại hình thường được người nước ngoài lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Công ty được phép sở hữu 100% vốn nước ngoài, và có thể hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả thương mại, sản xuất, công nghệ thông tin và giáo dục.
Số lượng thành viên hợp danh: tối thiểu 1 cổ đông và 1 người quản lý. Loại hình này không yêu cầu sự hiện diện của một thành viên hợp danh mang quốc tịch Việt Nam.
Vốn tối thiểu và / hoặc tối đa: 10.000 VND.
Trách nhiệm của các thành viên: Trách nhiệm giới hạn trong phạm vi các khoản đóng góp.
2. Công ty cổ phần – Joint Stock Company (JSC)
Đặc điểm nổi bật nhất của công ty cổ phần là có quyền phát hành cổ phiếu và chứng khoán để huy động vốn. Để được niêm yết trên sàn chứng khoán, công ty cổ phần phải có vốn cổ phần lớn hơn 475.000 USD, nếu năm trước họ kinh doanh có lãi.
Số lượng thành viên: tối thiểu 3 người
Vốn tối thiểu và / hoặc tối đa: Không có tối thiểu.
Trách nhiệm của các thành viên: Trách nhiệm giới hạn trong phạm vi các khoản đóng góp.
3. Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn – CoEntreprise
Hình thức kinh doanh này đòi hỏi bắt buộc phải có sự tham gia của một cổ đông là người Việt Nam, nếu muốn hoạt động trong các lĩnh vực: Quảng cáo, nông lâm nghiệp, công ty trò chơi điện tử, dịch vụ lưu trữ, du lịch, dịch vụ vận tải. Cổ đông người Việt không nhất thiết phải là người nắm nhiều cổ phần nhất. Cổ đông nước ngoài có thể sở hữu từ 49 đến 99% cổ phần của công ty, tùy thuộc vào các quy định có hiệu lực đối với từng lĩnh vực cụ thể.
Số lượng thành viên hợp danh: Có ít nhất 2 cổ đông, trong đó có một cổ đông mang quốc tịch Việt Nam.
Vốn tối thiểu và / hoặc tối đa: Không có tối thiểu.
Trách nhiệm của các thành viên: Trách nhiệm giới hạn trong phạm vi các khoản đóng góp
Ngoài ra, còn có thêm một hình thức nữa, đó là mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, và lĩnh vực hoạt động của họ cũng sẽ bị hạn chế hơn nhiều. Quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp muốn mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, là đã hoạt động ít nhất 5 năm, kể từ ngày thành lập/đăng ký.
Các ngành nghề nào cho phép/không cho phép các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam?
Hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng như xây dựng đều mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài (100% hoặc 49%):
- Sản phẩm điện và điện tử
- Vật liệu xây dựng
- Dệt may
- Công nghệ thông tin
- Bất động sản (xây dựng văn phòng, chung cư, khu công nghiệp)
- Du lịch (Khách sạn, ăn uống)
- Dịch vụ vận tải và bưu chính
- Dịch vụ quảng cáo
Các ngành đưa ra điều kiện gắt gao (hoặc cấm hoàn toàn các nhà đầu tư nước ngoài) bao gồm:
-
- Dầu mỏ và khoáng sản (thăm dò, sản xuất, chế biến)
- Khai thác rừng và gỗ, lâm nghiệp
- Trò chơi (Xổ số) và Sòng bạc
- Thuốc lá và sản xuất thuốc lá điếu
- Vận tải hàng hải và hàng không
- Viễn thông
- Báo chí, phát thanh và truyền hình
- Khoa học và Công nghệ
- Đào tạo chương trình đại học
- Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam
Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp tại Việt Nam?
Thủ tục thành lập công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm 3 bước:
- Đăng ký đầu tư tại Việt Nam và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“IRC”, Investment Registration Certificate”) (mất khoảng 3 tuần).
- Gửi hồ sơ đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (“ERC”, Enterprise Registration Certificate) (mất khoảng 1 tuần). Đối với đăng ký này, bắt buộc phải có địa chỉ doanh nghiệp. Có thể lựa chọn văn phòng ảo nếu bạn không có sẵn cơ sở vật chất.
- Sau khi đăng ký, bạn chỉ cần hoàn thành các thủ tục hành chính cuối cùng như đăng ký con dấu công ty, mở tài khoản ngân hàng, đăng quảng cáo trên báo, quyết toán thuế kinh doanh, v.v. (mất khoảng 2 tuần).
Mất bao nhiêu thời gian để mở công ty tại Việt Nam?
Theo website của Doing Business, có tổng cộng 8 thủ tục phải hoàn thành khi muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và thời gian cần thiết cho quy trình này, về mặt lý thuyết, sẽ là 17 ngày. Nhưng như đã phân tích ở trên, trên thực tế, cần tối thiểu một đến hai tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết.
Nguyên tắc kế toán cho các công ty ở Việt Nam là gì?
Tại Việt Nam, năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam tuân theo các quy định của Bộ tài chính trong nước (hệ thống VAS) và có nhiều khác biệt so với hệ thống quốc tế. Cấu trúc kế toán bao gồm bảng cân đối kế toán, dòng tiền, số dư tổng thể và lãi/lỗ.
Hàng năm, các công ty phải nộp báo cáo tài chính và kế toán cho cục thuế của thành phố. Do đó, mỗi công ty nên có một nhân viên kế toán chuyên nghiệp để thực hiện công việc này (hay có thể thuê dịch vụ ngoài). Đối với một doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể thuê một nhân viên kế toán với mức lương khoảng 3.000.000 đến 5.000.000 đồng mỗi tháng (100 đến 180 EUR). Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì đây trường hợp bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, do các doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện.
Tài chính doanh nghiệp
Cần chuẩn bị bao nhiêu vốn cổ phần khi mở công ty tại Việt Nam?
Như đã phân tích ở bên trên, về nguyên tắc cơ bản, không hề có quy định bắt buộc về số vốn tối thiểu khi bạn muốn mở một công ty tại Việt Nam.
Tuy nhiên, khoản tiền này là lớn hay nhỏ, tất cả tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của bạn. Nếu bạn làm về mảng dịch vụ , một số vốn cổ phần thấp có thể sẽ được chấp nhận, nhưng một số lĩnh vực như xuất nhập khẩu sẽ đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn, với số vốn tối thiểu là 50.000 USD.
Ngoài ra, nguồn vốn cổ phần này sẽ là một thước đo quan trọng giúp các cơ quan quản lý di cư/cư trú tại Việt Nam đánh giá và xét duyệt hồ sơ của bạn. Khi xin cấp visa hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam, để tránh bị đánh giá là “doanh nghiệp ảo” với số vốn cổ phần 0 đồng, hãy đăng ký thành lập công ty với một số vốn tối thiểu, có như vậy bạn sẽ tránh được những rắc rối và phiền phức về sau.
Cần mất khoảng bao nhiêu chi phí để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?
Tiền thuê luật sư hoặc chuyên gia kế toán để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam dao động từ € 1.800 đến € 4.000. Chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo nhiều nơi trước khi đưa ra quyết định, vì sẽ có nhiều mức giá khác nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng của dịch vụ.
Khoản phí này có thể đã bao gồm hoặc không bao gồm các khoản phí chính thức khác (ví dụ: giấy phép kinh doanh, giấy phép lao động hoặc miễn giấy phép lao động, phí visa cho nhà đầu tư).
Và đương nhiên, chi phí cũng sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ các ngành như công nghiệp, xuất nhập khẩu, hoặc các lĩnh vực được chính phủ Việt Nam đánh giá là “chiến lược”, thì mức phí phải bỏ ra sẽ cao hơn.
Thị thực (visa) cho người nước ngoài ở Việt Nam
Các chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư người nước ngoài sẽ được cấp visa như thế nào?
Về mặt pháp lý, hiện có 4 loại visa dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và sau đó có thể sẽ được cấp thẻ công dân :
Visa DT1 :
- Vốn tối thiểu: 100.000.000.000 VND – 3.545.000 EUR
- Thời hạn: 5 năm
Visa DT2 :
- Vốn tối thiểu: 50.000.000.000 VND – 1.772.000 EUR
- Thời hạn : 5 năm
Visa DT3 :
- Vốn tối thiểu: 3.000.000.000 VND – 106.000 EUR
- Thời hạn : 3 năm
Visa DT4 :
- Vốn tối thiểu: Không cần
- Thời hạn : 1 năm
Tuy nhiên, để có được Visa DT4, nếu về lý thuyết là không cần số vốn tối thiểu thì trên thực tế, các đại lý visa khuyên bạn nên có một số vốn cổ phần ít nhất khoảng 5000 USD để được cấp visa nhanh chóng và dễ dàng.
Để đủ điều kiện cho những thị thực này, bạn cần có giấy phép đăng ký kinh doanh và con dấu chính thức của công ty.
Thuế doanh nghiệp
Mức thuế doanh nghiệp ở Việt Nam được áp dụng như thế nào?
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tiêu chuẩn của Việt Nam hiện nay là 20% và 17% nếu thu nhập dưới 20 tỷ đồng. Tỷ lệ này có thể thấp hơn khi áp dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vực chiến lược.
Tỷ lệ thuế suất này có hiệu lực cho cả thu nhập kiếm được lẫn lãi về vốn của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam có được miễn giảm thuế gì không?
Không giống như ở Pháp hay các nước khác, các khoản đóng góp cho các hiệp hội về nguyên tắc không được khấu trừ thuế ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, các khoản đóng góp dành cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thiên tai, xây nhà tình thương cho người nghèo hoặc nghiên cứu khoa học có thể được khấu trừ.
Khấu hao bất động sản, máy móc và các tài sản hữu hình và vô hình, cũng như chi phí khởi sự kinh doanh (phải có giấy xác minh) có thể được miễn thuế trong thời hạn 3 năm.
Một số loại thuế khác dành cho doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam
- Thuế tài sản : từ 0,03% đến 0,15% giá đất trên mỗi mét vuông tùy theo vị trí.
- Thuế tem : từ 0,5% đến 15%, đánh vào một số tài sản nhất định, bao gồm cả bất động sản.
- Tài sản thừa kế : quà biếu trên 10 triệu đồng: tính như thuế thu nhập doanh nghiệp 10%.
Cuối cùng, có thể đánh thuế tài nguyên từ 1-40% đối với các ngành khai thác tài nguyên của Việt Nam.
Quy định về thuế giá trị gia tăng (VAT) ở Việt Nam
Theo mặc định, thuế suất thuế giá trị gia tăng của Việt Nam là 10%. Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
- Tỉ lệ 15% : Hàng xa xỉ
- Tỉ lệ 5% : Thực phẩm và nước, phương tiện giao thông, thuốc và trang thiết bị y tế, sản xuất và dịch vụ nông nghiệp, giáo dục, hoạt động văn hóa (rạp chiếu phim, triển lãm, v.v.), trò chơi và đồ chơi cho trẻ em, sách.
- Tỉ lệ 0% hay còn gọi là không phải chịu thuế giá trị gia tăng : Xuất khẩu dịch vụ, thức ăn gia súc, thiết bị nông nghiệp, một vài loại bảo hiểm hoặc các dịch vụ tài chính và ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, chuyển giao công nghệ
Nguồn nhân lực
Hợp đồng lao động ở Việt Nam gồm những loại nào?
Cũng giống như ở Pháp, ở Việt Nam có hai loại hợp đồng lao động:
– vô thời hạn : hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
– có thời hạn : hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng (thường là theo thời hạn từ 12 đến 36 tháng), hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ (thường là có thời hạn dưới 12 tháng).
Mức lương tối thiểu ở Việt Nam là bao nhiêu?
Theo số liệu của Bộ Lao động Việt Nam, mức lương tối thiểu là 3.980.000 đồng một tháng vào năm 2018, hay khoảng 140 EUR ở mức hiện tại (tháng 1 năm 2021).
Quy định về thời gian làm việc của người lao động ở Việt Nam?
Về nguyên tắc là 48 giờ làm việc/tuần và 40 giờ/tuần đối với nhân viên thuộc lĩnh vực hành chính.
Mức đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là bao nhiêu?
Phần của người sử dụng lao động (22% tiền lương):
- 18% cho bảo hiểm xã hội
- 3% cho bảo hiểm y tế
- 1% cho bảo hiểm thất nghiệp
Phần của nhân viên (10,5% tổng lương):
- 8% cho bảo hiểm xã hội
- 1,5% cho bảo hiểm y tế
- 1% cho bảo hiểm thất nghiệp