5 Lời Khuyên Quan Trọng Dành Cho Bạn Trước Khi Thành Lập Công Ty

Bắt đầu gầy dựng công ty riêng cho mình là một kế hoạch mang tính chất để đời.  Vì vậy, trước khi quyết định, chúng ta cần phải cân nhắc kĩ lưỡng và xem xét đến toàn bộ các rủi ro có thể gặp phải.

Trong nhiều năm qua, dù ở Pháp hay ở Việt Nam, KNOK STUDIOS đã gặp gỡ và làm việc với các chủ doanh nghiệp đến từ khắp nơi trên thế giới. Họ hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau : ẩm thực, khách sạn, công nghệ thông tin, xuất nhập khẩu, giải trí, dịch vụ… Và dù ở bất cứ ngành nghề nào, chúng tôi đều đã bắt gặp những câu chuyện về thất bại cũng như câu chuyện về thành công, có nội dung tương tự nhau.

Vậy liệu có tồn tại một công thức kì diệu nào đó đảm bảo rằng bạn sẽ thành công khi quyết định khởi nghiệp ?

Câu trả lời là có ! Chính thái độ nghiêm túc, sự chuẩn bị kĩ càng và sự quyết tâm cao độ sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt.

Bạn đang có một ý tưởng hay ? Đây chỉ mới là bước khởi đầu. Đặt ý tưởng đó vào đúng vị trí và làm cho nó hoạt động hiệu quả mới là thách thức thực sự của việc kinh doanh.

Vì vậy, để trở thành một doanh nhân giỏi, bạn phải luôn trong tâm thế sẵn sàng để đối mặt và giải quyết các vấn đề khó khăn, dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Điều đó cũng có nghĩa là, ngoài làm việc chăm chỉ, chúng ta còn cần phải có khả năng dự đoán trước các rủi ro.

Để giúp bạn đi đúng hướng, KNOK STUDIOS sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên đúng đắn nhất giúp dự án của bạn được tiến hành một cách trơn tru.

1. Nắm rõ thị trường trước khi thành lập công ty 

Nắm rõ thị trường trước khi thành lập công ty

Đây có lẽ là sai lầm nặng nề nhất mà một chủ doanh nghiệp có thể mắc phải, và cũng là một thực tế khá phổ biến ở Việt Nam. Ở Sài Gòn, có rất nhiều cửa hàng phải đóng cửa chỉ sau vài tháng, thậm chí vài tuần kể từ ngày khai trương. Nguyên nhân dẫn đến thất bại này thường là do thiếu sự chuẩn bị (do kỹ năng kém, hoặc không đủ kinh phí để duy trì sau những tháng đầu tiên). Nhưng một trong những yếu tố chính dẫn đến sự thành công của một doanh nghiệp chính là phải nắm rõ thị trường và tiềm năng của nó trước khi bắt đầu kinh doanh.

Đừng mắc sai lầm khi bắt đầu thành lập công ty  mà lại không thực hiện nghiên cứu thị trường đầy đủ.

Thông thường, khi các nhà lãnh đạo dự án nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh hay, họ vội vàng nghĩ rằng ý tưởng đó là tốt nhất và nó sẽ thành công, mà không hề cân nhắc đến các yếu tố sau :

Sự cạnh tranh :  Có ai cùng ý tưởng với mình không? Họ là ai? Họ có bao nhiêu người ? Họ đang ở đâu? Sản phẩm hoặc dịch vụ của họ là gì? Họ thành công ở nơi nào và như thế nào? Họ mất bao lâu để đạt được điều đó? Thị phần của họ là gì?

Sản phẩm hoặc dịch vụ : Giá trị của chúng là gì? Chúng có đủ bền không? Chúng có đáp ứng được nhu cầu thật sự của khách không? Chúng đạt được các tiêu chuẩn do người tiêu dùng đề ra không? Giá bán ra của chúng là bao nhiêu ? Trong trường hợp thất bại thì phải đối phó như thế nào ?

Khách hàng : Họ là ai? Thói quen tiêu dùng của họ là gì? Ngân sách chi tiêu của họ? Tìm và gặp gỡ họ ở đâu và như thế nào?

Hàng loạt câu hỏi như trên sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời cụ thể về mức độ phù hợp, tính khả thi và tính bền vững của dự án của bạn trên thị trường.

Hãy suy xét kĩ lưỡng về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, sắp xếp lại các ý tưởng một cách có hệ thống để có cách tiếp cận tốt nhất với thị trường và khách hàng. Học hỏi từ sai lầm của người khác và đánh giá rủi ro sẽ giúp bạn tránh gặp phải những hậu quả không đáng có về sau.

2. Có nhiều đóng góp cụ thể

Money

Bạn phải dùng tiền để kiếm tiền”.

Kinh doanh hoạt động trên nguyên lý của đầu tư và rủi ro. Không có doanh nghiệp nào hoạt động mà không có nguồn tài chính. Nếu bạn là chủ đầu tư của dự án, thì bạn phải là người góp vốn chính cho dự án, hay nói cách khác, là người đầu tư nhiều tiền nhất cho dự án.

Nếu bạn không dám chấp nhận rủi ro tài chính hoặc không mang lại bất kỳ sản phẩm nào hữu hình và có giá trị, bạn sẽ không được coi trọng.

Xin nhắc lại, khi thành lập doanh nghiệp, 3 loại đóng góp được đánh giá cao sẽ là :

– Đóng góp về chuyên môn: kỹ năng của bạn, nghề nghiệp của bạn

– Đóng góp bằng tiền mặt

– Đóng góp bằng hiện vật: hữu hình (tài sản, phương tiện sản xuất, v.v.) hoặc vô hình (bằng sáng chế…).

Sẽ không tồn tại khái niệm đóng góp “ý tưởng” hay “ý kiến” các thứ. Hãy quên nó đi và tập trung vào việc mang lại điều gì đó cụ thể.

Nếu bạn cần làm thêm ngoài giờ hoặc tiết kiệm để kiếm đủ tiền cho dự án của mình, hãy làm điều đó từ ngay bây giờ ! Có sẵn trong tay một nguồn vốn trước khi khởi động dự án sẽ khiến chúng ta cảm thấy dễ thở hơn, tự tin hơn khi phải đối mặt với những khó khăn cần giải quyết. Tuy nhiên, cũng phải dành ra một số tiền để chi tiêu cho cuộc sống cá nhân trong suốt thời gian bạn xây dựng, tiến hành và thử nghiệm dự án nữa nhé, chứ không nên đổ hết tất cả vào dự án cùng 1 lúc.

Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không thể hoàn vốn được trong 1, 2 hoặc 3 năm đầu và hãy sử dụng cơ sở này để ước tính số tiền của bạn cần phải chi ra.

Ngoài ra, đừng dự trù ngân sách dựa trên các chi phí tối thiểu (tiền lương, dịch vụ, sản phẩm) vì kiểu gì nó cũng phát sinh tiền chỗ này chỗ kia. Khởi động một dự án kinh doanh với số vốn quá ít ỏi, đó chỉ là kế hoạch ngắn hạn chứ không thể tồn tại về lâu về dài.  Vì vậy, nó sẽ tự động ký một lệnh khai tử cho doanh nghiệp của bạn trước khi bạn kịp bắt đầu.

Cuối cùng, hãy luôn dự trù 1 khoản để chi tiêu cho các rủi ro không lường trước được (ví dụ: + 10% tổng ngân sách của bạn). Máy móc bị hỏng, xe hư, đối tác chậm thanh toán… đều là những trường hợp bạn cần phải lưu ý, tránh bị rơi vào khủng hoảng khi các vấn đề ấy xảy ra cùng 1 lúc.

3. Tự nhận thức được sự phức tạp của một công ty

Company

Để một dự án kinh doanh thành công, ngay cả ở quy mô nhỏ, cần phải tập hợp hàng loạt các kỹ năng về :

  • Tài chính
  • Hành chính
  • Luật
  • Kế toán
  • Quản lý
  • Nhân sự
  • Marketing và truyền thông
  • Kỹ thuật

Tất cả những điều đó sao ? Đúng vậy ! Tất cả, vào mọi lúc, và còn cần nhiều, nhiều yếu tố khác nữa, khi dự án của bạn càng ngày càng phát triển.

Hãy xem mỗi khía cạnh này như các thanh của bộ trò chơi rút gỗ. Nếu chỉ thiếu một hay hai thanh, chắc chắn rằng khối gỗ sẽ không thể trụ được lâu.

Dự án của bạn mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng nội dung hợp đồng của bạn với khách hàng hoặc với đối tác lại được soạn thảo quá kém ?

Bạn có cách tiếp thị tốt nhất trên thế giới, nhưng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có chất lượng không tương xứng?

Bạn rất giỏi với những con số, nhưng cộng tác viên hoặc nhân viên của bạn lần lượt rời bỏ bạn vì bạn bỏ bê họ hoặc không biết cách nói chuyện hay động viên họ?

Trong những trường hợp này, doanh nghiệp của bạn về lâu dài có thể sẽ gặp những khủng hoảng nghiêm trọng.

Đây là lý do tại sao trước khi bắt đầu dự án, hãy đảm bảo rằng bạn đã có một kế hoạch cụ thể và có khả năng xử lý triệt để các vấn đề có thể phát sinh trong từng bộ phận của doanh nghiệp.

Một số ví dụ :

Hoạt động của bạn có hợp pháp không? Các bước cần thực hiện với các cơ quan quản lý để khởi động doanh nghiệp của bạn theo đúng thủ tục pháp lý là gì?

Khả năng đầu tư của bạn là bao nhiêu? Doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động trong bao lâu nếu không có khách hàng trong X tháng?

Sản phẩm của bạn có đạt chuẩn không? Chúng đã được kiểm tra kĩ càng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng hay chưa?

Tất cả những điều này đều phải được tính đến ở giai đoạn chuẩn bị, bằng cách lập kế hoạch tài chính, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing và phải nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia: luật sư, kế toán, kỹ sư, v.v.

4. Hãy nhìn nhận đúng về khả năng của bạn (và của những người khác)

Một trong những sai lầm chính mà các doanh nhân mắc phải khi lập ra một công ty, đó là họ thường tin rằng họ có thể thực hiện những công việc hoặc chức năng mà họ chưa từng làm qua bao giờ.

Bạn có nghĩ rằng bạn có thể làm tất cả một mình? Soạn thảo hợp đồng? Tạo trang web? Cung cấp sản phẩm của bạn? Cung cấp dịch vụ khách hàng? Báo cáo thuế?

Nếu câu trả lời là có, thì bạn đang mắc phải một căn bệnh tâm lý mang tên hiệu ứng Dunning-Kruger, hay còn gọi là hội chứng ảo tưởng sức mạnh.

Dunning Kruger Effect

Bạn sẽ nghĩ theo kiểu “làm cái X hay cái Y đó thì có khó gì đâu”. Nghĩ lại đi ! Trong 90% trường hợp, làm được việc đó là rất khó đấy, đặc biệt nếu bạn đang phải đảm nhiệm tất cả các công việc trong công ty của mình! Đó là lý do tại sao X hoặc Y là những chuyên môn riêng đòi hỏi phải trả qua trường lớp, được đào tạo bài bản… và phải được trả lương tương xứng.

Do đó, lời khuyên đầu tiên về chủ đề này là: đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị hoặc sự phức tạp của một kỹ năng nào đó mà bản thân bạn không thành thạo.

Lời khuyên thứ hai: Luôn tập trung vào những gì bạn có thể làm tốt nhất và đối với những thứ còn lại, hãy ủy thác cho những người xung quanh.

5. Hãy quan tâm đến mọi người

Skills

Như chúng ta đã thấy ở hai điểm trước, một doanh nghiệp không bao giờ được xây dựng và phát triển chỉ bởi một cá nhân. Tuy nhiên, với nhiều người, khởi nghiệp trên hết đồng nghĩa với tự do và độc lập. Nếu là ông chủ của chính bản thân, bạn sẽ có một số lợi thế nhất định như, ví dụ như làm chủ được thời gian biểu của mình, nhưng ngược lại, bạn sẽ phải phụ thuộc vào: khách hàng / nhà cung cấp / đồng nghiệp và đối tác kinh doanh.

Do đó, bạn phải chuẩn bị kĩ để có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người kể trên, cụ thể là :

Tôn trọng ý kiến ​​của họ

Bạn phải luôn cởi mở với các quan điểm khác nhau, dù tích cực hay tiêu cực, dù đúng hay sai. Trong cuộc sống hay trong công việc, luôn tồn tại những ý kiến trái chiều. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm ở đây là cư xử khéo léo để không làm mích lòng những người không cùng quan điểm, nhưng vẫn giữ được chính kiến của bản thân. Hãy rút ra những kinh nghiệm để có thể ứng xử tốt với các khách hàng tiềm năng hoặc các đối tác mới mà bạn sẽ gặp trong tương lai.

Tôn trọng thời gian của họ

Không ai thích những người nói quá nhiều và làm lãng phí thời gian. Hãy đi thẳng vào vấn đề, nói cho họ biết vì sao bạn ở đây và họ sẽ được lợi gì khi làm việc với bạn. Sẽ không ai bàn bạc với bạn về một dự án kinh doanh mà bản thân bạn không hiểu rõ về nó cũng như không xác định rõ ràng về thời hạn. Nếu bạn chưa sẵn sàng mà đã đi trình bày về dự án, đối tác của bạn sẽ rất khó chịu vì bạn đã làm lãng phí thời gian của anh ta. Cũng nên biết rằng những gì bạn đam mê không nhất thiết là đam mê của người khác.

Tôn trọng nghề nghiệp của họ và giá trị của nghề nghiệp đó

Đối với nhân viên hoặc các đối tác là nhà cung cấp, hãy trả tiền xứng đáng và đúng hạn cho họ. Bạn nên ghi nhớ câu châm ngôn này :  “Nếu bạn chi trả bằng đậu phộng , nghĩa là bạn đang làm việc với lũ khỉ.”

Nếu bạn không đủ khả năng để thuê người có trình độ, hãy tìm cách tự xoay sở. Đừng đặt một người vào thế khó hoặc yếu, vì sớm muộn gì họ cũng sẽ quay lưng lại với bạn.

Tha thứ cho những sai lầm

Đã là con người, ai cũng phải mắc sai lầm, cho dù đó là chính bản thân bạn, khách hàng của bạn, nhà cung cấp của bạn hay đối tác của bạn. Những sai lầm này là bình thường và chúng còn có ích lợi là sẽ giúp dự án của bạn ngày càng tiến xa hơn. Vì thế, hãy cố gắng xử lý chúng. Khi đã giải quyết được sai lầm, nghĩa là bạn đã trở nên hoàn thiện hơn.

Mặt khác, nếu bạn vị tha với người phạm lỗi (hoặc chính bạn), bạn sẽ thể hiện được tính nhân văn của mình và sẽ khiến người đó muốn cải thiện và cống hiến hết khả năng để giúp dự án của bạn phát triển.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận một điều: Rõ ràng là có những lỗi không thể tha thứ hoặc nếu chúng lặp lại quá nhiều thì đáng bị xử phạt. Vì vậy, đừng ngại chấm dứt ngay mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hay nhân viên, ngay cả khi mối quan hệ ấy đang rất tốt đẹp, nếu bạn nhận thấy rằng những sai lầm mà họ gây ra khiến doanh nghiệp của bạn bị tổn thất trầm trọng.

Kết luận

Thiết lập một dự án hay mở một công ty, dù nhỏ hay lớn, cũng không phải là một việc dễ dàng. Ngày qua ngày, trách nhiệm, sự sáng tạo và thái độ của bạn sẽ được thử thách để xem bạn có đủ khả năng đối mặt với những khó khăn đang rình rập hay không.

Nhưng không có gì là không thể vượt qua. Bằng cách chuẩn bị tốt và kêu gọi được những sự hỗ trợ cần thiết, bạn sẽ có nhiều cơ hội gặt hái được thành công.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

featured

Plus d'articles

Mun xem thêm?

Xem chúng tôi có khả năng gì!

mosaic of apps

Bạn cần thông tin không?

Chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng giúp bạn.

Contact Us Icon

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

Services

Thiết kế

UI icon

Công thái học tốt nhất

Palette icon

Hãy kể câu chuyện của bạn

3D icon

3D

Trí tưởng tượng vô hạn

brochure icon

Cho truyền thông in ấn

Packaging icon

Thiết kế bao bì độc đáo, gói gọn ý tưởng

Phát triển

Website icon

Xây dựng trang web đẳng cấp

E Commerce icon

Bán trực tuyến để phát huy tiềm năng đầy đủ.

Touch icon

Phát triển ứng dụng di động đỉnh cao

Maintenance icon

Bảo trì và quản lý trang web hiệu quả

Tiếp thị

Content icon

Tạo nội dung tiếp thị hấp dẫn

SEO icon

SEO

Đòi vị trí số một.

User icon

Biến người theo dõi thành khách hàng trung thành

growth icon

Tăng tốc sự phát triển bằng quảng cáo trực tuyến.