Thương mại điện tử năm 2021: 8 sai lầm cần tránh

Theo nghiên cứu của AFNIC (Hiệp hội Pháp về quản lý tên miền trên Internet), hiện có 76% các công ty Pháp đang sở hữu một trang web riêng, và 74% hiện diện trên các mạng xã hội. Đây quả thật là một con số đáng khích lệ, thể hiện được mối quan tâm của các doanh nghiệp đối với các dịch vụ trực tuyến.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được thành công khi dấn thân vào ngành thương mại điện tử, đặc biệt khi bạn mới chỉ là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là một doanh nghiệp rất nhỏ.

Do chỉ mới xuất hiện trong vòng 20 năm trở lại đây, thương mại điện tử vẫn được xem như một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ và nhiều kiến thức vẫn còn chưa được cập nhật rộng rãi, dẫn đến việc một số doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn khi ứng dụng chúng vào thực tế kinh doanh.

Chính vì lẽ đó, KNOK STUDIOS chúng tôi xin phép được giúp các bạn, bằng cách chỉ ra những sai lầm cần tránh, nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh trực tuyến.

# 1: Phân bổ không đủ ngân sách để tiếp thị cho website

budget-insuffisant

Theo kết luận của AFNIC, một trong những vấn đề chính của các công ty vừa và nhỏ tại Pháp trong chiến lược web của họ, chính là do thiếu đầu tư:

  • 61% các công ty vừa và nhỏ chỉ chi ra khoảng 300 €/năm cho chi phí Marketing trực tuyến
  • Chỉ 7% vượt mốc 5.000 €/năm

Với mức chi tiêu này, rất khó để họ có thể đạt được doanh số bán hàng mong muốn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên nhận biết rằng thương mại điện tử là một thị trường đang có tiềm năng tăng trưởng rất lớn, bởi vì ngày càng có nhiều người tiêu dùng lên mạng để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ. Theo một thống kê vào năm 2017, 85% người dùng Internet ở Pháp đã tham gia mua hàng trực tuyến, tức là tương đương với con số 37,5 triệu người.

Do đó, đã đến lúc phải tự tạo ra cho mình các phương tiện để nắm bắt thị trường này, bằng một cách vô cùng đơn giản, đó là dự trù một mức ngân sách tương xứng.

Và nếu bạn đặt câu hỏi, làm thế nào để tính toán được mức ngân sách hợp lý, thì thật ra không có bất kỳ một công thức kỳ diệu nào cả. Tuy nhiên, hãy nhớ rõ điều này :

  • Các công ty chi trung bình từ 5 đến 10% doanh thu của năm trước cho chi phí Marketing của năm nay (có thể lên đến 30 hoặc 40% đối với các thương hiệu cao cấp).
  • Và trong tổng ngân sách cho chi phí Marketing này, bạn có thể phân bổ từ 20 đến 30% cho tiếp thị trực tuyến: đây thật ra không phải là một con số quá lớn, vì quảng cáo trên Internet thường rẻ hơn rất nhiều so với quảng cáo trên những kênh khác, ví dụ như trên báo, radio, tivi, đăng bảng quảng cáo…

# 2. Tập trung ngân sách vào một kênh tiếp thị duy nhất

Để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng ngân sách cho Marketing online, bạn cần phải quyết định xem nên sử dụng loại công cụ nào, sắp xếp chúng theo tầm quan trọng, từ đó phân bổ nguồn tiền hợp lý cho từng loại công cụ đó.

Ngoài ra, người quản lý dự án phải luôn theo dõi các chỉ số theo từng tháng để cân đối và điều chỉnh mức đầu tư cho các kênh truyền thông hiện có, như vậy thì mới có thể thu được lợi tức đầu tư tốt nhất.

Dưới đây là một số kênh đầu tư hiệu quả có thể giúp bạn đạt được thành công trong năm 2021 :

  • Tạo trang web hoặc cập nhật thường xuyên trang web đã có sẵn:

Một trang web cần được bảo dưỡng thường xuyên.

Cũng giống như khi bạn sở hữu một cửa hàng, bạn luôn phải giữ cho cửa hàng của mình sạch sẽ, ngăn nắp, có không khí vui tươi và đặc biệt là phải bắt kịp xu hướng của thời đại. Vì vậy, nếu một cửa hàng nhìn bề ngoài trông quá cũ kỹ và lỗi thời, hay cũng như một trang web thường bị “lỗi” hoặc không được cập nhật thường xuyên, sẽ khiến cho khách hàng dần dần rời bỏ bạn mà đi.

Sau mỗi 2 đến 5 năm, hãy nghĩ đến việc ra mắt các phiên bản mới cho trang web, cũng như làm mới thường xuyên các nội dung và cho ra đời các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Cửa sổ quảng cáo, biểu ngữ, bài viết, video, khuyến mại, chương trình khách hàng thân thiết, sự kiện giảm giá flash sale, v.v. đều là những công cụ có thể giúp thúc đẩy tương tác cho trang web của bạn.

  • SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm):

Hãy nhớ lại những thời kì mà doanh nghiệp của bạn phải trả tiền chỉ để đơn giản là được xuất hiện trong quyển danh bạ điện thoại. Vậy thì hiện nay, cũng tương tự như thế, chúng ta cũng phải trả tiền để được công chúng biết đến, chỉ khác ở chỗ quyển danh bạ mà chúng tôi muốn nói đến ở đây, chính là Google.

Tuy nhiên, trả cho Google một số tiền cố định là chưa đủ để Google đưa bạn lên trang đầu tiên! Hiện chỉ có khoảng 38% doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là có thứ hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm.

Cần hiểu rằng SEO là một công việc cần đầu tư về lâu về dài, đòi hỏi phải có các thử nghiệm, tối ưu hóa và giám sát sâu rộng để đạt được kết quả tốt nhất.

 

  • Gửi email:

Cũng giống như các bạn thôi, chúng tôi rất bận rộn với việc phải gửi hàng loạt email mỗi ngày, gửi nhiều đến nỗi trở nên phát ngán với nó.

Tuy nhiên, chúng ta có nên từ bỏ việc gửi email? Không !

Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong việc bảo mật dữ liệu, chúng ta nhận được ít các email được gọi là « spam » hơn, và việc hủy đăng ký cũng trở nên dễ dàng hơn. Do đó, việc cung cấp các Newsletter (bản tin) được khách hàng đánh giá cao có thể xem là một điểm cộng của doanh nghiệp. Bằng cách tự do đăng ký nhận các Newsletter trên trang web, người dùng Internet cho bạn cơ hội gửi tin tức cho họ một cách thường xuyên. Vì thế, hãy làm việc sao cho xứng đáng với sự tin tưởng của họ!

Hãy quan tâm đến việc trình bày email của bạn, thiết kế sao cho nhìn bắt mắt và dễ chịu, và trên hết: Hãy biến nó thành một đề xuất có giá trị! Mã giảm giá, các thông tin chất lượng…, email của bạn phải được đầu tư và được xem xét cẩn thận trước khi gửi đến cho khách hàng.

Một câu hỏi sẽ dẫn lối cho bạn khi thực hiện công đoạn này: Với tư cách là khách hàng, bạn có muốn nhận email mà bạn đã gửi đi không?

  • Hoạt động sôi nổi trên các mạng xã hội:

Các mạng xã hội như Facebook, Instagram hoặc Linkedin cũng có thể là các kênh tiếp thị hiệu quả. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta phải biết phân bổ mức ngân sách phù hợp cho từng loại phương tiện này.

Cho dù đó là quảng cáo trả phí hay việc đăng bài của Community Manager (người quản lý cộng đồng), thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về hình ảnh của thương hiệu cũng như suy nghĩ thấu đáo về những gì bạn sắp viết ra, có như vậy bạn mới có thể tiếp cận hiệu quả nhóm đối tượng khách hàng mà bạn đang muốn hướng tới.

Trong thực tế, các kênh liên lạc như mạng xã hội thường bị bỏ mặc hoặc được đầu tư ở mức sơ sài. Lời khuyên ở đây là, thà bạn đừng làm gì cả chứ đừng nên đăng bài một cách vô tội vạ, bởi vì một bài đăng hoặc một quảng cáo kém tư duy có thể có tác động tiêu cực đến thương hiệu của bạn.

Vì vậy, hãy ưu tiên chất lượng hơn số lượng và nhớ rằng chúng phải nhất quán với bản sắc của trang web và thương hiệu của bạn.

  • Quảng cáo trực tuyến:

Quảng cáo trực tuyến hiện nay bao gồm 2 hình thức chính : một là hiển thị quảng cáo của bạn trên các trang web khác thông qua các banner, biểu ngữ, hai là chạy quảng cáo trên mạng tìm kiếm của Google – hay còn gọi là Google Adwords. Khi bạn SEO chưa tốt và trang web của bạn chưa đạt được một thứ hạng tốt trên Google, thì chạy quảng cáo Google Adwords sẽ giúp các khách hàng mới hoặc các khách hàng chưa từng dùng qua mạng xã hội, dễ dàng tìm thấy trang web của bạn thông qua các từ khoá tìm kiếm.

Hãy cố gắng khoanh vùng những mối quan tâm của khách hàng và hiện diện trên các mạng xã hội mà họ sử dụng. Đồng thời, hãy sử dụng kỹ thuật “Re-targeting” (chiến lược đeo bám quảng cáo) để hiển thị quảng cáo của bạn trên màn hình của những người đã truy cập trang web của bạn hoặc đã từng mua sản phẩm của bạn.

#3 : Không đo lường hiệu quả kinh doanh

analysis-analytics-business

Một trong những vấn đề quan trọng nữa mà các công ty thường gặp phải, đó là việc đánh giá và tính toán doanh số do Internet mang lại.

Trên thực tế, gần 60% số người tham gia nghiên cứu của AFNIC không hề biết doanh thu của họ được tạo ra nhờ Internet là bao nhiêu! Tuy nhiên, đối với 10% trong số đó, Internet chiếm 30% doanh thu của họ!

Nếu các công ty không trực tiếp nhìn thấy kết quả của các khoản đầu tư, họ sẽ cảm thấy vô cùng mơ hồ và sẽ do dự xem có nên tiếp tục thực hiện kế hoạch này nữa hay không.

Dưới đây là một số lời khuyên của chúng tôi nhằm giúp các bạn khắc phục vấn đề này :

  • Nếu bạn sở hữu một cửa hàng trên sàn Thương mại điện tử:

Trong phần lớn các trường hợp, tất cả các giao dịch đều sẽ được trang web lưu lại. Các công cụ thống kê sẽ được tích hợp vào trang web thương mại điện tử của bạn, cho phép bạn tính toán và theo dõi doanh số cũng như tình hình bán hàng một cách dễ dàng (trang web Woocommerce của chúng tôi là một ví dụ điển hình).

Ngoài ra, để tiện theo dõi dòng tiền, bạn cũng có thể mở thêm một tài khoản ngân hàng thứ hai, được liên kết riêng với các hoạt động kinh doanh trực tuyến để tránh bị nhầm lẫn.

  • Trong trường hợp là một trang giới thiệu (About):

Nếu có khách ghé thăm trang chủ của bạn, cần phải có một giải pháp để tìm thấy xuất xứ của nguồn khách hàng tiềm năng này . Trong một CRM (Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng), việc tìm hiểu xem khách hàng biết đến bạn thông qua kênh quảng cáo nào là điều hết sức cần thiết, giúp bạn có thể tập trung đầu tư cho các kênh chủ lực và bỏ qua các kênh không mang về đủ nguồn thu!

Một ví dụ của bản thân tôi, tôi bắt đầu sự nghiệp web của mình vào năm 2010, tại một công ty bất động sản. Thời điểm đó, tôi làm việc với các bạn nhân viên bán hàng để theo dõi các yêu cầu được gửi đến hàng ngày thông qua trang web.

Bằng cách thiết lập các mục tiêu của Google Analytics cũng như kết hợp các dữ liệu vào ngày nhận được biểu mẫu liên hệ, tôi có thể xác định được khách hàng của mình đến từ:

  • Chiến dịch quảng cáo Google Adwords
  • Các trang mạng xã hội (Facebook hoặc mạng khác)
  • Chiến dịch cài biểu ngữ/banner trên web (trong các bài báo trực tuyến)
  • Từ một trang bên ngoài (chẳng hạn như leboncoin.fr)

Nhờ vậy, tôi có thể xác định được chính xác chi phí làm sao để có được một khách hàng triển vọng, từ đó, tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các kênh mang lại nhiều hiệu quả nhất.

Ngoài ra, khi biết được xuất xứ của khách hàng, nhân viên bán hàng cũng không còn cảm thấy e dè khi nhận được cuộc gọi hỏi khách hàng tiềm năng, rằng họ đã biết đến thương hiệu của chúng tôi như thế nào. Bởi vì ngoài các yêu cầu liên hệ hoặc báo giá trực tuyến, đừng quên rằng một trang web cũng là một cơ hội để cung cấp các số điện thoại và tạo ra các cuộc gọi.

#4 : Website không thân thiện với thiết bị di động

m-commerce

Vào năm 2019, lưu lượng truy cập bằng thiết bị di động có thể chiếm 30 đến 60% tổng số lượt truy cập vào trang web của bạn.

Vì vậy, phát triển một trang web hay thậm chí là một ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động là một bước gần như bắt buộc trong quá trình phát triển hoạt động thương mại điện tử của bạn.

Theo nghiên cứu của FEVAD (Liên đoàn về thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến), hơn 1/5 các giao dịch mua hàng trực tuyến được thực hiện từ điện thoại di động.

Mặt khác, ngoài việc mua hàng, tất cả các thói quen tiêu dùng khác cũng gần như đều bị ảnh hưởng bởi thiết bị này :

  • 61% người tiêu dùng sử dụng điện thoại di động để theo dõi việc mua hàng của họ trên Internet
  • 57% để nghiên cứu một sản phẩm
  • 52% để tìm hoặc xác định vị trí cửa hàng.

Trong một thị trường ngày càng có nhiều sự cạnh tranh, người dùng đã trở nên rất khắt khe về khả năng truy cập trang web trên thiết bị di động. Một trang web không tương thích với màn hình của họ, quá chậm hoặc chữ quá nhỏ để đọc… có thể gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp của bạn. Ngược lại, một trang web thân thiện với thiết bị di động chính là một sự đầu tư xứng đáng và bạn sẽ đạt được lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với số tiền mà bạn đã bỏ ra.

Nếu bạn có đủ khả năng, hãy thuê một chuyên gia UX / UI (user experience/user interface : trải nghiệm người dùng/giao diện người dùng). Người này sẽ có một cái nhìn toàn diện về trải nghiệm người dùng của đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó tìm ra giải pháp giúp tối ưu hóa lượt truy cập và tăng tỉ lệ chuyển đổi trên trang web. Bằng cách xác định hồ sơ của người dùng và nhờ họ kiểm tra chất lượng của trang web, chuyên gia UX / UI sẽ giúp bạn tạo một trang web khiến khách hàng hài lòng.

#5 : Không chăm chút cho phần “Blog” hoặc “Tin tức” trên trang web

blog

 

Theo nghiên cứu của AFNIC, chỉ 37% số người được hỏi đã từng đăng những bài viết chất lượng, góp phần làm tăng thêm giá trị hình ảnh của doanh nghiệp.

Tại sao con số này lại thấp như thế ? “Blog” có phải là một tiện ích gì đó mới mẻ chỉ mới xuất hiện trong năm 2019 này không ?

Câu trả lời chắc chắn là không.

Và sau đây là những lý do giải thích vì sao bạn nên để tâm đến việc chăm sóc cho không gian này trên trang web của mình.

  • Chứng tỏ bạn là một công ty năng động

Tần suất đăng bài sẽ nói lên rất nhiều điều về hoạt động cũng như sự năng động của công ty bạn. Nội dung được xuất bản thường xuyên sẽ là một tín hiệu tuyệt vời được gửi đến người dùng Internet, và sẽ cho thấy rằng công ty của bạn không phải là “ngủ đông”, mà đang thực sự hoạt động, và trên hết là luôn cập nhật và bắt nhịp được với các sự kiện nóng hổi nhất.

  • Chứng minh rằng bạn là một công ty có chuyên môn cao, nghiêm túc và chuyên nghiệp

Bằng cách xuất bản các bài viết cung cấp về tình hình thực tế của công ty hay về lĩnh vực hoạt động của bạn, bạn đang xây dựng cho mình một hình ảnh vô cùng chuyên nghiệp, rằng bạn rất am hiểu về ngành nghề của mình, từ đó sẽ củng cố được niềm tin của khách hàng dành cho công ty của bạn.

  • Cải thiện SEO

Lợi ích lớn nhất của việc thường xuyên viết blog hay đăng bài về tình hình của công ty chính là để cải thiện các chỉ số quan trọng của trang web. Đó chính là tín hiệu báo cho các công cụ tìm kiếm như Google, rằng trang web của bạn đang hoạt động tích cực. Và một trang web hoạt động và cập nhật thường xuyên sẽ luôn được ưu tiên trong bảng xếp hạng!

Thêm một lợi ích nữa, là bạn có thể tạo ra các bài viết có nội dung chất lượng nhằm cạnh tranh thứ hạng từ khoá với các website khác hoặc phát triển thêm các ý tưởng mà một trong các bài viết khác của bạn đã đề cập đến nhưng lại làm chưa được tốt. Nhờ vậy, bạn sẽ thu hút được nhiều lượt truy cập mới với các từ khóa tìm kiếm mới phức tạp hơn.

  • Cung cấp chất liệu cho các trang mạng xã hội

Sở hữu các mục « Tin tức » và « Blog » được cập nhật liên tục cũng là một trong những cách tốt nhất giúp cho các mạng xã hội của bạn (Twitter, Linkedin, Facebook, v.v.) hoạt động sôi nổi hơn, từ đó giúp bạn tương tác tốt hơn với các khách hàng.

#6 : Quên mất chức năng bán hàng

vendeur-vente

Một trong những lợi thế của Thương mại điện tử là nó có thể giúp bạn tiết kiệm một vài chi phí, chẳng hạn như tiền thuê mặt bằng hoặc tiền lương của nhân viên bán hàng.

Khách hàng trực tuyến ngày nay cũng yêu cầu cao như khi họ đang mua sắm tại cửa hàng và có thể dễ dàng di chuyển từ trang này sang trang khác để chọn lựa, mà không có bất kỳ một sự ràng buộc nào. Bạn có thể thấy đấy, sự cạnh tranh là vô cùng lớn, vì thế chúng ta phải biết nâng niu từng khách hàng một, phục vụ họ nhiệt tình nhất có thể, giống như khi bạn đang tiếp khách trực tiếp tại cửa hàng.

Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đổi trả hàng khi mua sắm trực tuyến là 30%, trong khi con số này chỉ ở mức 10% đối với các cửa hàng ngoài đời thực. Vì vậy, nếu kỹ năng bán hàng của bạn tốt, bạn sẽ có thể giảm thiểu được tỉ lệ các đơn hàng đổi trả.

Lời khuyên của chúng tôi để phục vụ tốt nhất cho các khách hàng trực tuyến của bạn :

  • Cố gắng cung cấp thật nhiều thông tin, càng đầy đủ càng tốt

Sàn thương mại điện tử là nơi lý tưởng để cung cấp thật nhiều thông tin về sản phẩm của bạn: thông tin kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, thời gian giao hàng, tình trạng còn hàng, v.v.

Đối với việc mua hàng ở các cửa hàng truyền thống, sau khi chọn một sản phẩm, khách hàng sẽ cần sự trợ giúp của nhân viên bán hàng để được nghe tư vấn thêm. Thì ở đây, khi bán hàng trực tuyến, bạn có thể loại bỏ bước gặp gỡ nhân viên này, mà vẫn đảm bảo được rằng bạn đã cung cấp tất cả thông tin cần thiết về sản phẩm của mình.

Các tài liệu về « Điều kiện bán hàng » và « Câu hỏi thường gặp », nếu được xây dựng tốt, sẽ là những điểm cộng lớn, giúp bạn tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Ngoài ra, các video giải thích cũng như những phản hồi tốt của các khách hàng cũ cũng được người dùng Internet đánh giá cao, từ đó sẽ thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi của trang web bán hàng của bạn.

  • Cài đặt mô-đun trò chuyện trực tuyến

Ngày nay, những mô-đun này đã trở nên phổ biến và được nhiều khách hàng đánh giá cao. Chúng cho phép bạn liên hệ ngay lập tức với nhân viên từ cửa hàng để giải quyết các thắc mắc hay câu hỏi.

Mặc dù những cuộc trò chuyện này có thể được tự động hóa bằng trí tuệ nhân tạo (ít tốn kém hơn), những sẽ không có gì thay thế được kỹ năng làm việc và những tương tác trực tiếp với người thật. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ xem nên sử dụng phần mềm trò chuyện nào.

  • Phát huy tốt vai trò của Community Manager

Ngoài việc chăm chút cho trang web, hãy để ý thêm đến các kênh thông tin khác. Nhiều người dùng Internet ngày nay sẽ đặt câu hỏi hoặc chia sẻ nhận xét của họ về các dịch vụ của bạn trên tài khoản Twitter, Instagram hoặc Facebook. Community Manager cần ở đó để theo dõi mọi thứ, đánh giá về chất lượng cũng như tốc độ giải đáp của đội ngũ chăm sóc khách hàng, để rút ra những kinh nghiệm phục vụ khách hàng sao cho tốt nhất có thể.

#7 : Trang web có độ an toàn, bảo mật kém

securite-paiement-en-ligne

Mặc dù mua sắm trực tuyến đang ngày một phổ biến và trở thành thói quen tiêu dùng hết sức quen thuộc, thì đâu đó vẫn còn rất nhiều người e dè với hình thức mua hàng này. Do đó, việc thể hiện rằng trang web của bạn hiện đang đi đầu trong các công nghệ bảo mật là điều bắt buộc để có được sự tin tưởng của họ.

Sau đây là một vài lời khuyên của chúng tôi:

  • Hiển thị rõ ràng về các Điều khoản và điều kiện bán hàng chung :

Đảm bảo rằng chúng tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Hãy đặt những tài liệu này ở vị trí sao cho khách truy cập có thể tìm thấy chúng từ bất kỳ trang nào trên trang web của bạn, và mời họ đọc chúng (ví dụ: nằm ở vị trí cuối trang / footer).

  • Đừng tiết kiệm chi phí cho chứng chỉ SSL

Website có bảo mật bằng chứng chỉ SSL sẽ có biểu tượng ổ khoá cùng địa chỉ https:// hiển thị trên thanh điều hướng. Đây là một công nghệ giúp đảm bảo tính bảo mật của việc trao đổi thông tin giữa máy chủ web của bạn và trình duyệt của khách truy cập.

Hiện nay, nhiều máy chủ web cung cấp dịch vụ này miễn phí, vì vậy bạn không có lý do gì để biện minh cho việc vì sao lại không sử dụng chúng!

Tuy nhiên, hãy cẩn thận: không phải tất cả các chứng chỉ SSL này đều giống nhau. Nếu một trang giới thiệu chỉ cần sử dụng loại chứng chỉ cơ bản là đủ, thì đối với các trang web thương mại điện tử, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các giải pháp có trả phí để có mức độ mã hoá cao hơn, an toàn và bảo mật hơn.

  • Tham khảo lời khuyên từ ​​ngân hàng

Gọi cho một cố vấn chuyên môn để họ hướng dẫn bạn thiết lập các giải pháp thanh toán trực tuyến cho trang web. Họ cũng sẽ tư vấn cho bạn về các phương pháp bảo mật tốt nhất từ những thông tin khai báo cho đến việc thanh toán.

  • Bảo vệ các cơ sở dữ liệu

Để tránh bị hack, hãy chọn những mật khẩu quản trị thật phức tạp.

Nếu bạn đang sử dụng một giải pháp phổ biến như WordPress / WooCommerce, hãy thay đổi URL của bảng quản trị để những kẻ tấn công khó xâm nhập hơn.

Bạn cũng có thể cài đặt các mô-đun nhằm mục đích tăng cường bảo mật cho trang web của mình bằng nhiều cách khác nhau (Ví dụ: giới hạn số lần đăng nhập).

#8 : Tự tin rằng bạn có thể tự mình làm tất cả, hoặc chỉ dựa vào nguồn nhân lực trong nội bộ

tout-seul

Đây là một sai lầm nghiêm trọng, và chúng tôi hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rằng nếu muốn thành công trên Internet, không có bí quyết nào ngoài việc bạn phải thuê các chuyên gia về lĩnh vực này.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

featured

Plus d'articles

Mun xem thêm?

Xem chúng tôi có khả năng gì!

mosaic of apps

Bạn cần thông tin không?

Chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng giúp bạn.

Contact Us Icon

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, phát triển và tiếp thị tại Việt Nam.

Services

Thiết kế

UI icon

Công thái học tốt nhất

Palette icon

Hãy kể câu chuyện của bạn

3D icon

3D

Trí tưởng tượng vô hạn

brochure icon

Cho truyền thông in ấn

Packaging icon

Thiết kế bao bì độc đáo, gói gọn ý tưởng

Phát triển

Website icon

Xây dựng trang web đẳng cấp

E Commerce icon

Bán trực tuyến để phát huy tiềm năng đầy đủ.

Touch icon

Phát triển ứng dụng di động đỉnh cao

Maintenance icon

Bảo trì và quản lý trang web hiệu quả

Tiếp thị

Content icon

Tạo nội dung tiếp thị hấp dẫn

SEO icon

SEO

Đòi vị trí số một.

User icon

Biến người theo dõi thành khách hàng trung thành

growth icon

Tăng tốc sự phát triển bằng quảng cáo trực tuyến.